Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính sinh học của các hợp chất lai giữa tritecpenoit và chất có hoạt tính kháng HIV và ung thư

Thứ năm - 23/09/2021 22:05 0

Tổng hợp các hợp chất lai đồng thời chứa hai thuốc theo cơ chế khác nhau (muntifunctional drugs) làm tăng hoạt tính và hạn chế sự kháng thuốc là hướng nghiên cứu rất lý thú và đã được các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Chất có cấu trúc lai, tổ hợp hai thành phần này khi đưa vào cơ thể sẽ được thủy phân dần dần nhờ những enzym trong cơ thể tạo ra các chất ban đầu (thuốc HIV và tritecpenoit có hoạt tính chống HIV), do vậy hợp chất này không gây độc cho tế bào và có thời gian bán hủy kéo dài sẽ tăng được hiệu quả điều trị.. Nhiều hợp chất lai hai thành phần có hoạt tính chống ung thư rất đáng chú ý. Một số hợp chất có hoạt tính chống HIV cao hơn rất nhiều lần AZT và các dẫn chất của triterpenoit. Các hợp chất nghiên cứu là các chất có hoạt tính sinh học lý thú: Triterpenoit có hoạt tính chống HIV, ung thư. Các hợp chất nucleozit (AZT, 3TC, d4T) có hoạt tính chống HIV, ung thư. Các hợp chất có chứa nhóm axit hydroxamic (ức chế enzym Histon deaxetylase) có hoạt tính chống ung thư và chống HIV. elotinib và các dẫn chất có hoạt tính chống ung thư.

Nhằm đưa ra phương pháp mới, hiệu quả để tổng hợp các hợp chất lai của tritecpenoit với AZT, 3TC, d4T và đánh giá hoạt tính kháng HIV và đưa ra phương pháp mới, hiệu quả để tổng hợp các hợp chất lai của tritecpenoit với các chất có hoạt tính chống ung thư và đánh giá hoạt tính chống ung thư của chúng, nhóm đề tài do KS. Nguyễn Bạch Dương, Công ty TNHH một thành viên Viện Thuốc lá, Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện phương pháp sắc ký khí để xác định nicotin trong phần ngưng tụ của khói thuốc”.

Tiếp cận của đề tài dựa trên hướng nghiên cứu mới, hiện đại đang được các nhà khoa học thế giới quan tâm nghiên cứu hiện nay và dựa vào kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài nafosted việc tổng hợp các hợp chất có cấu trúc lai giữa AZT (thuốc chống HIV và ung thư) và một tritecpenoit có hoạt tính sinh chống HIV, chống ung thư qua cầu liên kết triazol, este và cacbonat.

Sau 36 tháng, (từ 31/08/2016 đến 31/08/2019) triển khai thực hiên, các kết quả nghiên cứu đạt được như sau:

 - Đã tổng hợp các chất có cấu trúc lai giữa AZT với các tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit, axit ursolic và betulin ) qua cầu triazol

- Tổng hợp các chất có cấu trúc lai giữa d4T với các tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit, axit ursolic và betulin) qua cầu este, amit

- Tổng hợp các chất có cấu trúc lai giữa 3TC với các tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit, axit ursolic và betulin) qua cầu este, amit

- Đã tổng hợp các chất có cấu trúc lai giữa AZT, 3TC và d4T với betulin qua mạch nhánh este và triazol

- Đã tổng hợp chất có cấu trúc lai của tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit và axit ursolic) qua mạch nhánh liên kết este với nhóm axit hyroxamic -Tổng hợp chất có cấu trúc lai của tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit và axit ursolic) với 3TC qua mạch nhánh liên kết este với nhóm axit hyroxamic

- Đã tổng hợp chất có cấu trúc lai của tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit và axit ursolic) với D4T qua mạch nhánh liên kết este với nhóm axit hyroxamic

-Tổng hợp các dẫn xuất của tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit và axit ursolic) với elotinib và dẫn chất của elotinib qua mạch nhánh chứa liên kết triazol

- Đã tổng hợp các dẫn xuất của tritecpenoit (axit betulinic, oleanolic axit và axit ursolic) với elotinib và dẫn chất của elotinib qua mạch nhánh chứa liên kết amit và este

- Đã tổng hợp các dẫn xuất của betulin với elotinib và dẫn chất của elotinib qua mạch nhánh chứa liên kết amit và este và triazol -Xác định cấu trúc các hợp chất nhận được nhờ các phương pháp phổ hiện đại (IR, MS, 1H NMR, 13C NMR, HMBC, HMQC...)

- Đã thử hoạt tính kháng HIV, ung thư của các hợp chất lai tổng hợp được.

Các kết quả của đề tài đã được công bố trên tạp chí Natural Product Communications, tạp chí Hóa học, góp phần đào tạo và tăng cường năng lực khoa học công nghệ của Việt Nam.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16561/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T (NASATI)

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2148
  • Hôm nay207,953
  • Tháng hiện tại1,099,418
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây