Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam

Chủ nhật - 13/09/2020 22:55 0

Trung tâm và công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (huyện Cao Phong, Hòa Bình) vừa tổ chức khai trương phòng trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam với chủ đề "Khoa học: Sáng tạo & cống hiến".

Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam - Ảnh 1.

Du khách đến tham quan và xem di sản để lại của các nhà khoa học - Ảnh: MAI HÀ

Tại đây, khán giả sẽ được tiếp cận với di sản vật thể và di sản phi vật thể của những nhà khoa học có những cống hiến quan trọng cho đất nước như GS Đặng Văn Ngữ, GS Tôn Thất Tùng, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Đình Tứ, GS Nguyễn Văn Đạo, GS Thái Văn Trừng, GS Đào Văn Tiến, GS Đỗ Tất Lợi...

TS Nguyễn Thanh Hóa, phó giám đốc Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam không giấu nổi vẻ phấn khích khi kể lại những ngày đội ngũ chuyên gia của trung tâm được tiếp cận khối di sản ký ức của các nhà khoa học, vì đó là cơ hội để họ tìm hiểu vận hành trí tuệ của các nhà khoa học.

TS Nguyễn Thanh Hóa cho biết đội ngũ của trung tâm đã rất xúc động khi được tiếp cận với 118 băng ghi âm của GS Nguyễn Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học. "Những cuốn băng này đã được chúng tôi "bóc" thành hàng vạn trang tư liệu. Trong đó không chỉ là chuyện đời, chuyện nghề của GS Nguyễn Văn Tạo mà còn là những quan sát thời cuộc của ông, những câu chuyện về các nhân vật cốt cán của lịch sử mà chính sử chưa thể giải mã" - TS Nguyễn Thanh Hóa cho biết.

Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam - Ảnh 2.

Khán giả có thể bắt gặp rất nhiều kỉ vật của các nhà khoa học Việt Nam tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam.

"Trưng bày lần này của chúng tôi làm bật lên lịch sử của khoa học Việt Nam sau năm 1945, niềm tự hào của khoa học Việt Nam trong các lĩnh vực: y học, toán học, vật lý học, cơ học, lâm nghiệp, dược, sinh học, địa chất, khoa học đất, thủy lợi... Chúng tôi cảm thấy như được truyền cho một nguồn cảm hứng mãnh liệt khi tiếp cận hàng trăm cuốn sổ ghi chép của GS Tôn Thất Tùng. Qua đó, chúng tôi mới biết ông lao động khoa học tỉ mỉ thế nào", ông Nguyễn Thanh Hóa chia sẻ.

Tính đến năm 2019, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã thiết lập hồ sơ lưu trữ của hơn 1.700 nhà khoa học ở nhiều chuyên ngành khác nhau, sưu tầm hơn 800.000 tài liệu và hiện vật của các nhà khoa học Việt Nam. Di sản vật thể là hồ sơ khoa học, tài liệu cá nhân, bản thảo công trình nghiên cứu, bài viết, luận án, sổ ghi chép, nhật ký, thư từ, vật dụng và kỷ vật, tư liệu ảnh và phim... Di sản phi vật thể là ký ức và những câu chuyện, giá trị sống của nhà khoa học.

Phòng trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam với chủ đề "Khoa học: Sáng tạo & cống hiến" mở cửa từ 7h đến 17h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tại công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình). Thời gian trưng bày sẽ kéo dài một năm rưỡi. Trưng bày lần này mới là một bước trong quá trình hiện thực hóa dự định xây dựng bảo tàng các nhà khoa học Việt Nam trong tương lai. Lễ khai mạc phòng trưng bày lần này đồng thời là dịp khai trương tòa nhà Quyển sách mở - nơi lưu trữ di sản của các nhà khoa học và đưa những di sản đó đến với công chúng.

Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam - Ảnh 3.

Những vật dụng của các nhà khoa học Việt Nam trong trưng bày "Thẳm sâu trong từng kỉ vật" đang diễn ra tại Công viên di sản các nhà khoa học Hòa Bình, song song với trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam, với chủ đề Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến.


Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam - Ảnh 4.

Những vật dụng của các nhà khoa học Việt Nam trong trưng bày "Thẳm sâu trong từng kỉ vật" đang diễn ra tại Công viên di sản các nhà khoa học Hòa Bình, song song với trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam, với chủ đề Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến.


Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam - Ảnh 5.

Những vật dụng của các nhà khoa học Việt Nam trong trưng bày "Thẳm sâu trong từng kỉ vật" đang diễn ra tại Công viên di sản các nhà khoa học Hòa Bình, song song với trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam, với chủ đề Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến.


Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam - Ảnh 6.

Những vật dụng của các nhà khoa học Việt Nam trong trưng bày "Thẳm sâu trong từng kỉ vật" đang diễn ra tại Công viên di sản các nhà khoa học Hòa Bình, song song với trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam, với chủ đề Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến.

 

Trưng bày di sản các nhà khoa học Việt Nam - Ảnh 7.

Những vật dụng của các nhà khoa học Việt Nam trong trưng bày "Thẳm sâu trong từng kỉ vật" đang diễn ra tại Công viên di sản các nhà khoa học Hòa Bình, song song với trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam, với chủ đề Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến.

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1875
  • Hôm nay44,323
  • Tháng hiện tại1,405,773
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây