Đô Lương phát huy hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH&CN từ các mô hình nhỏ
Là huyện có mô hình bán sơn địa, Đô Lương có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Để phát triển kinh tế xã hội, huyện Đô Lương sớm xác định vai trò của việc thực hiện các đề tài dự án, mô hình ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất là quan trọng. Những năm qua, hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện đạt được những thành tích đáng kể, đặc biệt là phát huy hiệu quả các mô hình nhỏ trong sản xuất.
Có thể kể đến nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất đạt được hiệu quả cao và được người dân ứng dụng mở rộng như mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mô hình nuôi bò sinh sản, mô hình nuôi chạch quế, mô hình trồng thâm canh quýt ngọt, mô hình trồng rau an toàn, trồng chanh không hạt, bưởi đỏ… Đây là những mô hình ứng dụng những tiến bộ KH&CN đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt và được người dân trong vùng tin tưởng ứng dụng mở rộng.
Đáng chú ý là mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo công nghệ Nhật Bản ở xóm 7 xã Xuân Sơn của ông Đặng Anh Tuấn. Mô hình được xây dựng trên diện tích 3ha ở vùng bán sơn địa từ tháng 6/2017. Đến thời điểm hiện nay ông đã thu hoạch được 5 lứa, mỗi lần ông thu hoạch được 500 - 600 kg với giá bán bình quân 30 nghìn đồng/kg. Theo ông Tuấn cho biết 1 vụ thanh long thường cho thu hoạch 10 đợt, mỗi tháng 2 đợt vào trước ngày mồng một và ngày rằm. Năm nay là năm thứ 2 gia đình ông Tuấn thu hoạch thanh long ruột đỏ diện tích 1ha thu hoạch trên 6 tấn, thu về khoảng 160 - 170 triệu đồng. Để trồng được cây thanh long ruột đỏ cho hiệu quả cao đòi hỏi người trồng phải nắm chắc kỹ thuật chăm bón. Điều đáng nói là mô hình thanh long ruột đỏ của ông Tuấn là sản phẩm hoàn toàn sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm thanh long của ông được khách hàng sử dụng nhiều. Hiện nay, quả thanh long của gia đình ông Tuấn xuất bán ở thành phố Vinh và Hà Nội. Hiệu quả từ trồng thanh long trên đất cằn sỏi đá, ông Tuấn đang tiếp tục trồng mới 1 ha thanh long theo công nghệ mới với năng suất cao gấp 2 lần so với hiện tại. Không chỉ mở rộng diện tích trồng thanh long cho gia đình ong Tuấn đã tự chiết ghép và nhân giống cây thanh long tại trang trại của gia đình để phục vụ việc mở rộng diện tích và cho những người dân trong vùng.
Ông Tuấn giới thiệu về cách chiết ghép giống thanh long ruột đỏ tại trang trại của mình
Ở Đô Lương, người dân cũng biết nhiều về mô hình trồng gai lấy sợi của anh Lê Văn Toàn ở xóm 2 xã Lam Sơn. Đây là mô hình mới cho hiệu quả cao. Anh Toàn cho biết, từ tháng 9/2017 anh được Công ty CP đầu tư phát triển sản xuát và xuất khẩu An Phước đặt hàng và hướng dẫn trồng cây gai lấy sợi. Ban đầu anh trồng 1ha, đến giữa năm 2018 anh trồng tiếp 1ha. Ở diện tích đầu tiên anh đã thu hoạch được 5 lứa với doanh thu khoảng 60 triệu đồng. Nói về hiệu quả của mô hình này anh Toàn cho biết: Trồng gai chi phí rẻ hơn rất nhiều so với trồng ngô mà công chăm sóc lại rất đơn giản. Đặc biệt, Công ty đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá nhập ổn định. Đây chính là động lực để anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng gai.
Giai đoạn tách gai lấy sợi tại nhà anh Lê Văn Toàn
Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi bò sinh sản kết hợp trồng cỏ quy mô 10 con bò 5 sào cỏ với 5 hộ nghèo tại xã Giang Sơn Đông. Hiện tại bò sinh trưởng, phát triển bình thường và đã có 5 con bò có chửa. Mô hình nuôi chạch quế thương phẩm gắn với bao tiêu sản phẩm quy mô 700m2 tại xã Minh Sơn cho lợi nhuận 19.305.000 đồng sau 4 tháng nuôi. Mô hình thâm canh giống lúa mới Bắc Thịnh quy mô 05ha tại xã Minh Sơn cho năng suất 64 tạ/ha...
Mô hình nuôi chạch quế thương phẩm gắn với bao tiêu sản phẩm quy mô 700m2 tại xã Minh Sơn huyện Đô Lương
Với sự quan tâm của huyện ủy, UBND huyện, các phòng chức năng, đặc biệt là sự giúp đỡ của Sở KH&CN các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được triển khai rộng trên địa bàn huyện với hiệu quả cao và được người dân tin tưởng và ứng dụng rộng rãi./.
Hải Yến
Tin khác
- Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
- Chi tiết 23 dự án startup công nghệ nông nghiệp tham gia MATCh 2018
- 41 dự án vào vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp lần 4
- Đồng Tháp sẽ là một mô hình điểm về khả năng ứng dụng KH&CN vào tái cơ cấu nông nghiệp
- Các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Hội thảo “Nông nghiệp thông minh - Cơ hội và thách thức trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam”
- Khoa học công nghệ là 'đòn bẩy' thúc đẩy tăng giá trị ngành nông nghiệp
- Quy trình xen canh, luân canh một số loại cây trồng với mía tại tỉnh Nghệ An
- Quỳ Hợp xây dựng mô hình bảo quản Cam trên cây bằng chế phẩm Vetean
- Loãng xương: Liệu probiotics có thể bảo vệ sức khỏe của xương?
- Nghiên cứu protein mẫn cảm với oxi hóa methionine và vai trò của enzyme methionine sulfoxide reductase đối với cây nông nghiệp
- Nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ
- Phú Thọ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM công bố 4 giống cây ngắn ngày
- Triển lãm quốc tế Thiết bị và Công nghệ Nông - Lâm ngư nghiệp (Vietnam Growtech 2018)
- KH&CN đóng góp hiệu quả trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện Tiêu chí Môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng hợp chất thải rắn trong xây dựng nông thôn mới
- Mô hình chuyên canh rau sạch tại bản Phòng, xã Thạch Giám Tương Dương phát huy hiệu quả sau 7 năm triển khai
- Mô hình chế biến tinh dầu cam tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp