Khoa học chứng minh: Ở nơi càng chật chội, càng dễ bị béo phì
Dữ liệu từ AI, ảnh vệ tinh và khảo sát tại 6 thành phố Mỹ cho thấy: Chật chội quá cũng gây béo phì.
Hai nhà nghiên cứu từ Đại học Washington đã tìm ra cách để ước lượng mức độ béo phì của các thành phố Mỹ mà không cần nhìn vào người dân.
Cặp đôi đã đào tạo một AI với thuật toán có thể tìm ra mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và mức độ béo phì bằng ảnh vệ tinh và Google Street Views. Bằng cách hiểu được quy hoạch thành phố ảnh hưởng ra sao tới béo phì, các chiến dịch y tế có thể dựa vào đó để cải thiện sức khỏe của người dân. Nghiên cứu này đã được nhắc tới trong một bài viết đăng tải trên JAMA Network Open.
Nên sống ở những nơi nhiều cây xanh, không gian rộng để đảm bảo sức khỏe.
Thuật toán của họ được đào tạo bằng hơn 150.000 hình ảnh vệ tinh của 6 thành phố, 96 điểm đến ưa thích của cư dân như siêu thị, tạp hóa và tiệm thú kiểng. Sau đó, nó được đối chiếu tương quan với tỷ lệ béo phì được khảo sát trên mỗi thành phố. Có thể dễ dàng nhận ra, một số địa điểm có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của khu vực lân cận: Nơi có tiệm thú kiểng kiểu gì cũng có nhiều người dắt chó đi dạo hơn chỗ khác.
Không quá ngạc nhiên, kết quả cho thấy: Khu vực có nhiều không gian xanh hơn để đi dạo hay khoảng cách giữa các tòa nhà xa hơn bình thường thì tỷ lệ béo phì thấp hơn trông thấy.
Thậm chí, còn có dấu hiệu cho thấy các khu phố giàu có thì tỷ lệ béo phì cũng thấp hơn nhưng chủ yếu lại do không gian quyết định.
Dù nghiên cứu này chỉ dựa trên dữ liệu thu thập tại Mỹ, do đó, thuật toán này chưa thể hoạt động chính xác ở quốc gia khác. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống và nhiều yếu tố khác có thể gây sai lệch cho thuật toán.
Theo KHTV
Tin khác
- Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
- Chi tiết 23 dự án startup công nghệ nông nghiệp tham gia MATCh 2018
- 41 dự án vào vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp lần 4
- Đồng Tháp sẽ là một mô hình điểm về khả năng ứng dụng KH&CN vào tái cơ cấu nông nghiệp
- Các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Hội thảo “Nông nghiệp thông minh - Cơ hội và thách thức trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam”
- Khoa học công nghệ là 'đòn bẩy' thúc đẩy tăng giá trị ngành nông nghiệp
- Quy trình xen canh, luân canh một số loại cây trồng với mía tại tỉnh Nghệ An
- Quỳ Hợp xây dựng mô hình bảo quản Cam trên cây bằng chế phẩm Vetean
- Loãng xương: Liệu probiotics có thể bảo vệ sức khỏe của xương?
- Nghiên cứu protein mẫn cảm với oxi hóa methionine và vai trò của enzyme methionine sulfoxide reductase đối với cây nông nghiệp
- Nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ
- Phú Thọ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM công bố 4 giống cây ngắn ngày
- Triển lãm quốc tế Thiết bị và Công nghệ Nông - Lâm ngư nghiệp (Vietnam Growtech 2018)
- KH&CN đóng góp hiệu quả trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện Tiêu chí Môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng hợp chất thải rắn trong xây dựng nông thôn mới
- Mô hình chuyên canh rau sạch tại bản Phòng, xã Thạch Giám Tương Dương phát huy hiệu quả sau 7 năm triển khai
- Mô hình chế biến tinh dầu cam tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp