Nghệ An xây dựng quy trình bón phân hợp lý cho cây chè huyện Thanh Chương và Anh Sơn
Cây chè (Camellia sinensis) là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, bộ phận thu hoạch là lá và chồi non (chiếm 8-13% sinh khôi của cây). Cây chè ưa điều kiện ẩm ướt, râm mát và ưa ánh sáng tán xạ, giới hạn nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-28°C. Vùng núi cao sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè.
Tại Nghệ An, cây chè được trồng tập trung ở các huyện miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quế Phong, Kỳ Sơn. Sau nhiều năm sinh trưởng, cây chè được khẳng định là cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu trong vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, có thị trường tiêu thụ ổn định. Đây được xác định là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế theo định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 của tỉnh Nghệ An.
Cây chè đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững
Đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân hợp lý cho cây chè tại Nghệ An" được thực hiện ở huyện Thanh Chương và Anh Sơn nhằm giải quyết hiện trạng sử dụng phân bón cho cây chè mất cân đối cả về liều lượng và tỷ lệ đối với dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O); người trồng chè ít sử dụng phân hữu cơ, các nguyên tố trung lượng và vi lượng; bón thúc đạm sớm hoặc quá muộn khi nhiệt độ không khí thấp.
Quá trình triển khai, đã thực hiện 4 thí nghiệm và 1 mô hình bón phân cho cây chè kinh doanh 10-15 năm tuổi, giống LDP1tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương và LDP2 tại xã Long Sơn, huyện Anh Sơn. Đất thí nghiệm và mô hình là đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét, rất chua, hàm lượng hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số trung bình, lân, kali dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thu từ thấp đến trung bình, thành phần cơ giới từ sét trung bình đến sét nặng, đất bị nén chặt.
Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm và mô hình: hữu cơ sinh học (HCSH) 1,0% N, 0,3% P2O5; 0,3% K2O; độ ẩm ≤ 25%, OM ≥ 20%, humic ≥2%; Urê 46% N; Supe lân 16,5% P2O5; Kaliclorua 60% K 2O; phân chuồng bón cho công thức đối chứng trong mô hình: 0,93% N, 0,88% P2O5 dt, 2,08% K2O dt (ở Long Sơn); 0,46% N, 1,11% P2O5 dt, 1,97% K2O dt (ở Thanh Thủy).
Thông qua 4 thí nghiệm gồm: Thí nghiệm 1: Xác định hiệu quả sử dụng phân đạm, lân, kali phối hợp với phân hữu cơ bón cho chè lấy búp thời kỳ kinh doanh; Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng và tỷ lệ phối hợp đạm, lân, kali bón cho chè lấy búp thời kỳ kinh doanh với công thức thí nghiệm; Thí nghiệm 3: Xác định tỷ lệ thay thế và bổ sung dinh dưỡng khoáng của phân hữu cơ với phân vô cơ bón cho chè lấy búp thời kỳ kinh doanh với công thức thí nghiệm; Thí nghiệm 4: Xác định số lần, thời kỳ và tỷ lệ phân kỳ bón đạm cho chè lấy búp thời kỳ kinh doanh với công thức thí nghiệm.
Trên cơ sở kết quả của 04 thí nghiệm, lựa chọn công thức có hiệu quả nhất để xây dựng mô hình. Công thức đối chứng bón phân theo quy trình khuyến cáo tại địa phương nói chung và các huyện Thanh Chương, Anh Sơn như sau:
- Công thức mô hình: 9 tấn/ha phân HCSH, 450N, 150 P2O5, 150K2O (tương ứng 978kg ure, 909kg supe lân, 250kg kali clorua).
- Công thức đối chứng: phân chuồng 12 tấn/ha (tại Long Sơn), 11 tấn/ha (tại Thanh Thủy), 250N, 100 P2O5, 120K2O (tương ứng 543kg ure, 606kg supe lân, 200kg kali clorua).
Thời gian thực hiện từ tháng 1-12/2017. Phân hữu cơ và phân lân bón 100% vào tháng 1. Phân kali bón vào tháng 1, 8, mỗi lần 50%. Phân đạm bón cho công thức đối chứng 5 lần/năm sau mưa hoặc đất còn ẩm vào tháng 1 (20%), tháng 3 (20%), tháng 5 (30%), tháng 8 (20%), tháng 9 (10%). Bón đạm cho công thức mô hình 4 lần/năm vào tháng 3, 5, 8, 9, mỗi lần 25% tổng lượng đạm. Thu hoạch chè bằng máy 06 đợt/năm vào tháng 3, 5, 6, 8, 9, 11. Giá bán chè búp cao hơn vào các tháng 5, 6, 8, tại Thanh Thủy 4,0- 5,0 ngàn đồng/kg, tại Long Sơn 2,8-4,5 ngàn đồng/kg.
Năng suất của công thức mô hình là 272,7-279,6 tạ/ha, của công thức đối chứng là 199,3 -203,1 tạ/ha. Năng suất của công thức mô hình tăng so với đối chứng 73,4-76,5 tạ/ha (tăng 36,8-37,7%). Công thức mô hình cho doanh thu 99,0-128,9 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 30,3-60,3 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận biên 30,6- 46,8%, hiệu quả đồng vốn 44,2-87,8%; công thức đối chứng cho doanh thu 72,4-93,5 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 20,3-43,0 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận biên 28,1-45,9%, hiệu quả đồng vốn 39,0- 85,0%. Công thức mô hình tăng lợi nhuận so với đối chứng 10,0-17,3 triệu đồng/ha (tăng 40,3-49,3%).
Như vậy, bón cho chè 9 tấn/ha phân HSCSH (hoặc 11-12 tấn phân chuồng), 450N, 150 P2O5, 150K5O tại Long Sơn và Thanh Thủy đạt hiệu quả cao, năng suất đạt 272,7-279,6 tạ/ha, tăng so với đối chứng 73,4-76,5 tạ/ha (tăng 36,8-37,7%); lợi nhuận 30,3-60,3 triệu đồng/ha, tăng so với đối chứng 10,0- 17,3 triệu đồng/ha (tăng 40,3-49,3%); tỷ suất hiệu quả biên 30,6-46,8%; hiệu quả đồng vốn 44,2-87,8%. Để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần ổn định độ phì nhiêu đất, cần bón cho chè kinh doanh lấy búp 9 tấn/ha phân HCSH (hoặc 11- 12 tấn phân chuồng), 450N, 150 P2O5, 150K2O (tương ứng 978kg ure, 909kg Supe lân, 250kg kali clorua). Phân hữu cơ và phân lân bón 100% vào tháng 1. Phân kali bón vào tháng 1, 8, mỗi lần 50%. Thay thế 9 tấn/ha phân HCSH (hoặc 11-12 tấn phân chuồng) bằng 3 tấn/ha phân HCSH loại 15% OM, 3% N, 1% P2O5, 1% K2O, 3,5% humic, độ ẩm <30%. Phân đạm bón 4 lần sau mưa hoặc đất còn ẩm vào tháng 3, 5, 8, 9, mỗi lần 25% tổng lượng đạm. Thông qua nghiên cứu, là cơ sở để mở rộng áp dụng quy trình mới bón phân cho chè kinh doanh trên một số vùng chính trồng chè lấy búp trong tỉnh.
Tin khác
- Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
- Chi tiết 23 dự án startup công nghệ nông nghiệp tham gia MATCh 2018
- 41 dự án vào vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp lần 4
- Đồng Tháp sẽ là một mô hình điểm về khả năng ứng dụng KH&CN vào tái cơ cấu nông nghiệp
- Các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Hội thảo “Nông nghiệp thông minh - Cơ hội và thách thức trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam”
- Khoa học công nghệ là 'đòn bẩy' thúc đẩy tăng giá trị ngành nông nghiệp
- Quy trình xen canh, luân canh một số loại cây trồng với mía tại tỉnh Nghệ An
- Quỳ Hợp xây dựng mô hình bảo quản Cam trên cây bằng chế phẩm Vetean
- Loãng xương: Liệu probiotics có thể bảo vệ sức khỏe của xương?
- Nghiên cứu protein mẫn cảm với oxi hóa methionine và vai trò của enzyme methionine sulfoxide reductase đối với cây nông nghiệp
- Nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ
- Phú Thọ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM công bố 4 giống cây ngắn ngày
- Triển lãm quốc tế Thiết bị và Công nghệ Nông - Lâm ngư nghiệp (Vietnam Growtech 2018)
- KH&CN đóng góp hiệu quả trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện Tiêu chí Môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng hợp chất thải rắn trong xây dựng nông thôn mới
- Mô hình chuyên canh rau sạch tại bản Phòng, xã Thạch Giám Tương Dương phát huy hiệu quả sau 7 năm triển khai
- Mô hình chế biến tinh dầu cam tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp