Nghiên cứu đổi mới công nghệ máy sàng lồng quay trong sản xuất phân bón
Dự án Ứng dụng, đổi mới công nghệ máy sàng lồng quay trong sản xuất phân bón, do ông Đặng Hoàng Quá - Công ty TNHH MTV TM&SX Phân bón Thuận Mùa (huyện Châu Thành) thực hiện. Dự án được thực hiện trong thời gian 04 tháng (Từ tháng 7/2019 đến tháng 10/2019).
Mục tiêu chung của dự án là góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Làm tăng thêm giá trị thương hiệu của hạt gạo đối với khách hàng tiêu dùng trong và ngoài nước góp phần tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó, mục tiêu cụ thể dự án là: Ứng dụng, đổi mới công nghệ máy sàng lồng quay trong sản xuất phân bón nhằm tăng công suất hoạt động của máy từ 5 tấn/giờ lên mức 8 tấn/giờ (sản lượng từ mức 2.800 tấn/năm lên 4.550 tấn/năm. Tăng 62,5%) so với công nghệ cũ. Tiết kiệm năng lượng, chi phí điện cho 1 tấn thành phẩm sẽ giảm khoảng 30% cho công đoạn này. Tăng chất lượng sản phẩm, hạt phân được rây sàng đồng đều hơn, hạn chế rất lớn việc bị lẫn các hạt nhỏ, tỷ lệ hạt đồng đều trong sản phẩm >95 %. Giá thành sản phẩm giảm 30% so hiện tại.
Mới đây dự án đã được thẩm định. Hội đồng thẩm định đã thống nhất đề xuất hỗ trợ dự án và đã có nhiều ý kiến đóng góp, nhằm giúp chủ nhiệm dự án hoàn thiện thuyết minh dự án, cụ thể như: Đề nghị bổ sung và làm rõ các thông số: Đánh giá về công suất, tiêu hao năng lượng, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, đánh giá về khả năng đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu thị trường…; lập bảng so sánh thiết bị dự kiến đầu tư; Nêu sự đồng bộ của hệ thống khi thay đổi từ máy sàng rung sang lồng quay; Bổ sung làm rõ bảng so sánh nhân công thực hiện của quy trình cũ và mới; Tính lại hiệu quả kinh tế khi thực hiện dự án căn cứ theo thời gian khấu hao thiết bị tiêu hao năng lượng thực tế; Bổ sung 3 bảng báo giá máy sàng lồng quay theo quy định và thời gian bảo hành và bảo trì máy; Bổ sung cam kết việc báo hàng năm trong 5 năm tiếp theo về hiệu quả kinh tế của dự án theo quy định của UBND tỉnh; Thành lập tổ thẩm định kinh phí để xác định mức kinh phí hỗ trợ,…
Tin khác
- Thanh Chương triển khai mô hình nuôi dê thịt thương phẩm
- Nuôi dế mèn cho hiệu quả kinh tế cao
- Yên Thành phát triển bền vững cây ăn quả có múi
- Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của tôm hùm (Panulirus Ornatus) giống giai đoạn ương nuôi
- Nghiên cứu nhân nhiễm Cd và Hg trên sò lông (Anadara subcrenata), điệp (Mimachlamys Nobilis) và nghêu lụa (Paphia undulata) trong vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa
- Triển vọng trồng chanh không hạt tại Đô Lương
- Trồng ngô Đông đem lại hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Tổ hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gà đen đầu tiên ở Kỳ Sơn
- Mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà sinh sản ở Quế Phong
- Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá
- Anh Sơn xây dựng mô hình trồng khoai tây Đức
- Nấm có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)
- Kết quả thực hiện mô hình nhỏ ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện Quỳ Châu
- Kết quả hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2016-2019
- Mô hình trồng cây húng quế gắn với chế biến tinh đầu và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Đô Lương
- Diễn Châu thử nghiệm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi
- Triển vọng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở Quỳ Hợp