« Quay lại
Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách huy động đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia chuyển giao khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
Cập nhật ngày:
![]() |
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN) đối với việc phát triển nông thôn mới (NTM) nên Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách huy động đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia chuyển giao khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới" do các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển thực hiện trong thời gian từ năm 2015 đến 2017 góp phần thực hiện một trong các mục tiêu quan trọng của Chương trình là: "Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giải pháp khoa học và công nghệ xây dựng nông thôn mới để áp dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020" (Thủ tướng Chính phủ, 2012a); và "Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giải pháp khoa học và công nghệ xây dựng nông thôn mới để áp dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020" (Thủ tướng Chính phủ (2017).
Nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát góp phần nâng cao hiệu quả huy động đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) tham gia chuyển giao KHCN trong xây dựng NTM tại các vùng khác nhau trên đất nước ta, đề tài đã nỗ lực thực hiện đầy đủ các mục tiêu được đặt ra. Đề tài đã xác lập được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất cơ chế chính sách huy động đội ngũ cán bộ KHKT tham gia chuyển giao KHCN trong xây dựng nông thôn mới; đã đánh giá được thực trạng về nguồn lực và cơ chế chính sách huy động đội ngũ cán bộ KHKT tham gia chuyển giao KHCN trong xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn khác nhau, kể cả các địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo.
Đặc biệt, Đề tài đã đề xuất được các cơ chế chính sách huy động đội ngũ cán bộ KHKT tham gia chuyển giao KHCN trong xây dựng NTM. Hệ thống cơ chế chính sách huy động đội ngũ cán bộ KHKT tham gia chuyển giao KHCN xây dựng NTM được đề xuất quán triệt các nguyên tắc bám chắc vào các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; tuân thủ đầy đủ quy trình khoa học chính sách, trong đó có quy trình tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia của nông dân và đội ngũ KHKT cơ sở xã, thôn bản. Hệ thống cơ chế chính sách được đề xuất gắn liền với định hướng mục tiêu của Chương trình NTM, có cơ sở lý luận vững chắc và có cơ sở thực tiễn đầy đủ, sinh động và cập nhật dựa trên các kinh nghiệm phong phú trong nước và nước ngoài. Hệ thống cơ chế chính sách được đề xuất còn kế thừa được các kết quả của nhiều công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả đi trước, kế thừa được các thành tựu hoạch định chính sách liên quan đã có, tham khảo được các cơ chế chính sách của các quốc gia có điều kiện tương đồng.
Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng hệ thống cơ chế chính sách được đề xuất sẽ hữu ích khi được triển khai ứng dụng vào thực tiễn và giúp huy động một cách hiệu quả đội ngũ cán bộ KHKT tham gia chuyển giao KHCN xây dựng nông thôn mới.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14595/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.T.T (NASATI)
Tin khác
- Thanh Chương triển khai mô hình nuôi dê thịt thương phẩm
- Nuôi dế mèn cho hiệu quả kinh tế cao
- Yên Thành phát triển bền vững cây ăn quả có múi
- Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của tôm hùm (Panulirus Ornatus) giống giai đoạn ương nuôi
- Nghiên cứu nhân nhiễm Cd và Hg trên sò lông (Anadara subcrenata), điệp (Mimachlamys Nobilis) và nghêu lụa (Paphia undulata) trong vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa
- Triển vọng trồng chanh không hạt tại Đô Lương
- Trồng ngô Đông đem lại hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Tổ hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gà đen đầu tiên ở Kỳ Sơn
- Mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà sinh sản ở Quế Phong
- Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá
- Anh Sơn xây dựng mô hình trồng khoai tây Đức
- Nấm có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)
- Kết quả thực hiện mô hình nhỏ ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện Quỳ Châu
- Kết quả hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2016-2019
- Mô hình trồng cây húng quế gắn với chế biến tinh đầu và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Đô Lương
- Diễn Châu thử nghiệm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi
- Triển vọng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở Quỳ Hợp