« Quay lại
Phương thức mới tăng năng suất cây trồng
Cập nhật ngày:
![]() |
Các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra phương thức giảm khó khăn trong quá trình quang hợp ở thực vật. Đột phá này có thể cho phép thực vật chuyển đổi ánh nắng mặt trời thành nguồn thức ăn hiệu quả hơn, dẫn đến tăng năng suất cây trồng.
Trong các thử nghiệm tại lab, nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể đẩy nhanh quá trình thực vật chuyển đổi ánh nắng mặt trời thành nguồn thức ăn bằng cách kích thích sản sinh protein kiểm soát tốc độ di chuyển của các điện tử trong quá trình quang hợp.
"Chúng tôi đã thử nghiệm hiệu quả của viêc tăng sản xuất protein Rieske FeS và kết quả là hiệu quả quang hợp tăng 10%", Maria Ermakova, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm ARC ở Úc nói. "Protein Rieske FeS thuộc về phức hợp trông giống một đường ống qua đó các điện tử di chuyển, vì thế, năng lượng có thể được sử dụng bởi thực vật". Khi các nhà khoa học kích hoạt biểu hiện quá mức của protein Rieske FeS, nhiều điện tử hơn di chuyển trong quá trình quang hợp.
Thực vật sử dụng một trong ba con đường trao đổi chất để cố định cacbon trong quá trình quang hợp. Hầu hết các nghiên cứu tăng tốc quang hợp đã tập trung vào con đường C3, được sử dụng bởi lúa mì và gạo. Nghiên cứu mới nhất tập trung thúc đẩy con đường C4, được sử dụng bởi các loại cây trồng như ngô và lúa miến.
"Các kết quả này chứng minh việc thay đổi tốc độ vận chuyển điện tử giúp tăng cường quá trình quang hợp ở Setaria viridis (loài thực vật theo mô hình C4,), họ gần của ngô và lúa miến. Đây là một bằng chứng quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của quá trình quang hợp theo con đường C4", Susanne von Caemmerer, đồng tác giả nghiên cứu nói.
Một số nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi chế độ cung cấp dưỡng chất và mô hình sử dụng đất nếu muốn giảm tình trạng biến đổi khí hậu. Những đột phá thúc đẩy quá trình quang hợp sẽ cho phép nông dân trồng nhiều lương thực hơn trên diện tích đất nhỏ hơn, yếu tố cần thiết để ngành nông nghiệp cung cấp đủ lương thực cho dân số đang gia tăng trong khi vẫn nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Communications Biology.
N.P.D (NASATI), theo https://www.upi.com/Science_News/2019/08/16/New-way-to-relieve-photosynthesis-bottleneck-in-plants-could-boost-crop-yields/2691565958196/, 16/8/2019
Tin khác
- Thanh Chương triển khai mô hình nuôi dê thịt thương phẩm
- Nuôi dế mèn cho hiệu quả kinh tế cao
- Yên Thành phát triển bền vững cây ăn quả có múi
- Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của tôm hùm (Panulirus Ornatus) giống giai đoạn ương nuôi
- Nghiên cứu nhân nhiễm Cd và Hg trên sò lông (Anadara subcrenata), điệp (Mimachlamys Nobilis) và nghêu lụa (Paphia undulata) trong vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa
- Trồng ngô Đông đem lại hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Tổ hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gà đen đầu tiên ở Kỳ Sơn
- Mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà sinh sản ở Quế Phong
- Hiệu quả từ mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ theo hướng VietGap
- Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá
- Anh Sơn xây dựng mô hình trồng khoai tây Đức
- Nấm có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)
- Kết quả hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2016-2019
- Mô hình trồng cây húng quế gắn với chế biến tinh đầu và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Đô Lương
- Diễn Châu thử nghiệm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi
- Triển vọng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở Quỳ Hợp
- Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn triển khai mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao