Nông dân huyện Nghi Lộc được tập huấn nuôi gà sinh học theo hướng VietGap
Nhằm giúp người dân phát triển kinh tế từ cơ sở sẵn có, sản xuất được những sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, UBND huyện Nghi Lộc quan tâm đến vấn đề tập huấn cho người dân sản xuất và chăn nuôi theo hướng Viet Gap. Thời gian gần đây, huyện Nghi Lộc đã tổ chức tập huấn chăn nuôi gà sinh học theo hướng Viet Gap cho nông dân xã Nghi Vạn và Nghi Trung. Tại xã Nghi Vạn, lớp tập huấn có hơn 70 hội viên thuộc hội nông dân của xã. Tại đây, bà con nông dân xã Nghi Vạn được tiếp thu các chuyên đề về: Giống và kỹ thuật chọn giống; Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của gà; Chuẩn bị chuồng trại, bãi chăn thả, trang thiết bị; Chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt; Các bệnh thường xảy ra trong chăn nuôi gà thả vườn. Hội nghị tập huấn này đã giúp cho các hộ dân nắm bắt những kỹ thuật cơ bản về thực hành tốt trong chăn nuôi gà, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Phát biểu sau buổi tập huấn, bà Phạm Thị Mỹ (xóm 3) cho biết: "Lâu nay chủ yếu chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, gà hay bị bệnh lại lâu lớn. Sau này về, tôi sẽ áp dụng các biện pháp chăn nuôi đã được học để có thể phòng tránh bệnh cho gà" |
Tại xã Nghi Trung (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), Hội Nông dân xã đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức hội nghị tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng VietGAP cho 70 hội viên của 18 chi hội trong toàn xã. Tại đây, ngoài việc truyền đạt các chuyên đề như trên, nông dân còn được cán bộ Khuyến nông nói về vấn đề thị trường thực phẩm trong tình hình lợn đang bị bệnh dịch, triển vọng cho việc chăn nuôi gà trong giai đoạn hiện nay. Hướng đi để sản phẩm gà sạch của huyện có vị trí trên thị trường và bà con cần làm gì để đưa sản phẩm của mình đén với người tiêu dùng.
Hội nghị tập huấn không chỉ giúp cho các hộ dân nắm bắt những kỹ thuật cơ bản về thực hành tốt trong chăn nuôi gà, mà đã biệt còn giúp bà con hiểu được những vấn đề xung quanh chuyện chăn nuôi, góp phần giúp bà con nâng cao nhận thức về vấn đề thị trường thực phẩm gia cầm, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi./.
Đặng Bình
Huyện Nghi Lộc
Tin khác
- Thanh Chương triển khai mô hình nuôi dê thịt thương phẩm
- Nuôi dế mèn cho hiệu quả kinh tế cao
- Yên Thành phát triển bền vững cây ăn quả có múi
- Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của tôm hùm (Panulirus Ornatus) giống giai đoạn ương nuôi
- Nghiên cứu nhân nhiễm Cd và Hg trên sò lông (Anadara subcrenata), điệp (Mimachlamys Nobilis) và nghêu lụa (Paphia undulata) trong vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa
- Trồng ngô Đông đem lại hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Tổ hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gà đen đầu tiên ở Kỳ Sơn
- Mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà sinh sản ở Quế Phong
- Hiệu quả từ mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ theo hướng VietGap
- Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá
- Anh Sơn xây dựng mô hình trồng khoai tây Đức
- Nấm có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)
- Kết quả hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2016-2019
- Mô hình trồng cây húng quế gắn với chế biến tinh đầu và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Đô Lương
- Diễn Châu thử nghiệm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi
- Triển vọng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở Quỳ Hợp
- Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn triển khai mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao