Kết quả mô hình nuôi cá lóc thâm canh mật độ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm
Huyện Quỳnh Lưu có trên 1.635 ha ao hồ nước ngọt, cùng với hệ thống hồ đập, sông, ruộng trũng tạo nên tiềm năng lớn cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Với lợi thế đó trong nhiều năm qua UBND huyện đã chú trọng quan tâm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hướng: sản xuất con giống, nâng cao hiệu quả nghề nuôi cá truyền thống, phát triển các đối tượng đặc sản… đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi, xây dựng các mô hình nuôi theo hướng VietGAP, nuôi theo công nghệ cao, nuôi sinh thái VAC, VACR... từ đó giá trị kinh tế ao hồ nước ngọt không ngừng được nâng cao.
Hiện nay diện tích nuôi cá thâm canh là 780ha chủ yếu là nuôi cá rô phi và các đối tượng nuôi cá tryền thống như cá trắm, chép, mè trắng và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như: cá lóc, lươn, ốc bươu, tôm càng xanh, cá trắm, cá chép giòn, trắm đen, rô đồng… nhưng hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng diện tích và suất đầu tư. Nguyên nhân vì thị trường đầu ra không ổn định; nông dân vẫn nuôi theo cách tự phát, giá cá thương phẩm thấp và hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường.
Thả cá lóc giống
Nhằm mục tiêu tạo nên chuỗi liên kết nuôi cá lóc, có đầu vào được kiểm soát, đầu ra được bao tiêu với giá hợp lý, ổn định gắn với quy trình kỹ thuật tiên tiến, từng bước xây dựng nên thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản. Năm 2019 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Lưu phối hợp với UBND xã Quỳnh Hưng lựa chọn 2 hộ nuôi cá điển hình của xã Quỳnh Hưng là hộ ông Bùi Văn Thoả và hộ ông Phạm Văn Phú với quy mô 2.000m2 (0,2ha) để xây dựng mô hình nuôi cá lóc thâm canh mật độ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Tại mô hình hộ ông Bùi Văn Thoả (1.400m2) thả 120.000 con cá giống, mật độ 60 con/m2. Hộ ông Phạm Văn Phú (600m2) thả 25.000 con cá giống, mật độ 20 con/m2. Cá giống khoẻ mạnh, thân hình cân đối, kích cở đồng đều 4 - 6 cm, không dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý, sau khi thả 3 ngày tỷ lệ sống đạt > 97%.
Từ tháng 5 và tháng 8 dương lịch thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài làm nhiệt độ tăng cao, chủ hộ cho ăn cầm chừng nên cá chậm lớn. Từ tháng 9 trở đi nhiệt độ thích hợp chủ hộ đầu tư tốt cá sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Tỷ lệ sống khá thấp bởi vì vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao cá thường bị chết do bệnh nhiễm khuẩn đường ruột hoặc do vi rút nên ảnh hưởng lớn đến năng xuất và hiệu quả kinh tế đặc biệt là hộ ông Phạm Văn Phú. Hộ ông Bùi Văn Thoả do nuôi mật độ cao (60 con/m2), giai đoạn đầu hạn chế cho cá ăn nên cá chậm lớn hơn, tuy nhiên sang tháng 9 dương lịch đầu tư cho ăn đầy đủ thức ăn nên cá lớn rất nhanh.
Trong quá trình nuôi, đối tượng nuôi bị nhiễm 1 số bệnh như: Bệnh ghẻ lở, đốm đỏ, bệnh gan thận mủ, bệnh giun sán ký sinh trong ruột.
Sau 6 tháng nuôi, kết quả nuôi cá lóc ở các mô hình là rất khả quan. Tại hộ ông Bùi Văn Thoả, đến thời điểm giữa tháng 10 đã chi đầu tư 1.068.520.000. kết quả thu hoạch được 37,800 kg cá thành phẩm với giá bán 45.000/1 kg đã thu được 1.701.000.000. Đạt lãi 632.480.000. Hộ ông Phạm Văn Phú đã chi 213.260.000 đồng. Sau 6 tháng thu về được 357,500.000 đồng. Đạt lãi 141.240.000.
Qua thực tế triển khai ở 2 mô hình trên có thể thấy: Cá lóc có thể nuôi với mật độ cao từ 60 - 80 con/m2 cho năng suất 200 - 250 tấn/ha. Tùy theo kinh nghiệm và năng lực đầu tư của chủ hộ để xác định mật độ nuôi phù hợp. Nuôi cá lóc thâm canh mật độ cao đầu tư thức ăn, con giống tương đối lớn. Tuy nhiên cho lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với các đối tượng nuôi nước ngọt khác.
Tổ chức Hội thảo trao đổi về vấn đề nuôi cá lóc
Tỷ lệ sống thực tế khá thấp vì một số bệnh thường xuất hiện trên cá lóc như xuất huyết đường ruột, gan thận mủ, việc phát hiện bệnh khó và khi phát hiện dùng thuốc để điều trị cho hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng kéo dài tuy đã có biện pháp phòng trừ nhưng cá vẫn chết nhiều.
Nuôi cá lóc thâm canh mật độ cao sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp nên lượng mỡ tích tụ nhiều vào những ngày nắng nóng nhiệt độ cao một số con bị chết. Do vậy phải cắt giảm thức ăn từ 80 – 90%, tích cực chạy máy sục khí, thay nước mới nhằm đảm bảo môi trường nước ao trong sạch cho cá nuôi.
Nuôi cá lóc nuôi công nghiệp yêu cầu thức ăn công nghiệp phải có độ đạm cao. Cụ thể giai đoạn đầu có độ đạm > 42%, giai đoạn sau > 40%. Nếu không đáp ứng độ đạm trên cá sẻ chậm lớn, ăn lẫn nhau dẫn đến thời gian nuôi dài, tỷ lệ sống thấp đẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Ngay từ đầu vụ nuôi các hộ nuôi cá lóc phải ký kết hợp đồng thu mua cá lóc thương phẩm với các đại lý thu cá lóc trong và ngoài tỉnh để đảm bảo đầu ra ổn định, tránh hiện tượng bị thương lái ép giá khi xuất bán dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Nuôi cá lóc mật độ cao cần lượng nước thay nhiều nhất là vào những ngày nắng nóng ao thường phát triển tảo xanh gây bệnh cho cá. Do vậy ao nuôi nên gần các kênh cấp nước có thể tự cấp nước để giảm chi phí, chủ động nguồn nước thường xuyên.
Cho cá lóc ăn trong mô hình triển khai
Thường xuyên phòng các bệnh như gan thận mủ, bệnh do vi khuẩn và định kỳ 5 - 7 ngày/lần dùng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường ao nuôi. Cá lóc thường nổi lên mặt nước vào những ngày nắng nóng nhiệt độ nước cao cá bị hiện tượng mất nhớt (bỏng nước) chết nhiều. Do vậy phải lắp quạt nước để đảo nước tránh hiện tượng sốc nhiệt hoặc nếu không có sục khí thì phải trồng các loại cây leo như mướp, bầu bí, rau muống… để che mát cho cá.
Việc triển khai mô hình đã khẳng định được vấn đề đưa con cá lóc trở thành đối tượng nuôi mới thay thế các đối tượng nuôi truyền thống nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi. Đồng thời tạo vùng nuôi tập trung để liên kết đại lý tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận nhất là thị trường miền Bắc và Trung Quốc.
Thông qua mô hình, xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao tại địa phương và từ đó nhân ra diện rộng. Từng bước hoàn thiện chuỗi qui trình: từ ương nuôi con giống đến nuôi thương phẩm gắn với chế biến, tiêu thụ, xây dựng chuỗi giá trị cá lóc thành thương hiệu mạnh ở Quỳnh lưu và Nghệ An./.
Nguyễn Hùng
Trạm Khuyến nông Quỳnh Lưu
Tin khác
- Thanh Chương triển khai mô hình nuôi dê thịt thương phẩm
- Nuôi dế mèn cho hiệu quả kinh tế cao
- Yên Thành phát triển bền vững cây ăn quả có múi
- Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của tôm hùm (Panulirus Ornatus) giống giai đoạn ương nuôi
- Nghiên cứu nhân nhiễm Cd và Hg trên sò lông (Anadara subcrenata), điệp (Mimachlamys Nobilis) và nghêu lụa (Paphia undulata) trong vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa
- Trồng ngô Đông đem lại hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Tổ hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gà đen đầu tiên ở Kỳ Sơn
- Mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà sinh sản ở Quế Phong
- Hiệu quả từ mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ theo hướng VietGap
- Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá
- Anh Sơn xây dựng mô hình trồng khoai tây Đức
- Nấm có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)
- Kết quả hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2016-2019
- Mô hình trồng cây húng quế gắn với chế biến tinh đầu và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Đô Lương
- Diễn Châu thử nghiệm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi
- Triển vọng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở Quỳ Hợp
- Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn triển khai mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao