Kết quả hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2016-2019
Nghĩa Đàn là huyện miền núi, nằm về phía tây Bắc tỉnh Nghệ An, với diện tích tự nhiên là 61.754,55ha, trong đó có đến gần 10.000ha đất Bazan thích hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là phát triển tập trung và có quy mô lớn về các loại cây công nghiệp, cấy ăn quả, cây nguyên…
Trong những năm qua, huyện đã tích cực áp dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất đem lại hiệu quả cao, góp phần làm tăng năng xuất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có trên 80% diện tích lúa, ngô, khoai; 60% diện tích mía, cây ăn quả… được dùng giống mới có năng suất cao, thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, khả năng chống chịu dịch bệnh tốt. Huyện đã chủ trương áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình "3 giảm, 3 tăng", canh tác bền vững phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, ICM, sản xuất theo quy trình VietGap. Hiện có HTX Nông nghiệp cây ăn quả 1.5 có 150ha, HTX Dịch vụ nông nghiệp19/5 có 60ha, Công ty CP Sản xuất và Cung ứng rau quả sạch quốc tế 143ha áp dụng đúng tiêu chuẩn VietGap.
Biện pháp kỹ thuật tưới tự động được sử dụng phổ biến tại các trang trại trồng cây ăn quả
Bên cạnh đó, Huyện cũng đã ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật như: Kỹ thuật tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israenl kết hợp với điều kiển tưới tự động, theo dõi các chỉ số (độ ẩm, gió, lượng mưa, độ pH… ) tưới phụn đối với cây ăn quả.
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất tăng nhanh. Đến nay, khâu làm đất đã được cơ giới hóa 100%, khâu thu hoạch đạt 63,55, khâu vận chuyển đạt 90%, đặc biệt cây mía đã cơ giới hóa từ khi trồng đến khi thu hoạch.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện đã chủ trương tái cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, thao hướng công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, khuyến kích tổ chức sản xuất kép kín, liên kết các khâu trong chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí, tặng hiệu quả của quá trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thành các cơ sở chăn nuôi theo hướng tập trung theo quy mô công nghiệp. Ngoài việc tập trung chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm truyền thống, nhành chăn nuôi còn du nhập các giống mới để cải tạo đàn vật nuôi của địa phương, áp dựng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đối với gà, lớn…
Bơ Nghĩa Đàn là sản phẩm mới nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
Trong giai đoạn 2016-2019, huyện Nghĩa Đàn đã triển khai thành công nhiều mô hình, dự án KH&CN, đáng kể nhất có thể kể đến dự án Ứng dụng tiền bộ KH&CN xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa cưỡng. mô hình này đã nâng hệ số sử dụng đất lên 3 lần, nâng cao năng xuất lúa mùa và tăng thêm rất nhiều sản lượng nông sản. Dự án đã nhân rộng được 500ha đất lúa cưỡng, hàng năm tập trung trồng các loại cây như bí xanh, ngô, lạc…; Mô hình ứng dựng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi cá rô đầu vuộng thương phẩm phù hợp với điều kiện huyện Nghĩa Đàn không chỉ thành công trong mô hình mà còn nhận rộng được 5ha dưới hình thức nhỏ lẻ trong các hộ dân; Mô hình ứng dụng tiền bộ KH&CN khảo nghiệm, nhân giống và trồng thương phẩm cây bơ trên địa bàn huyện đã thực sự đẹm lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay đã trồng được 70ha bơ tập trung, sau 1 năm cây bơ phát triển tốt, sản xuất được 9.000 cây giống để cung cấp cho người dân trong vùng. Sau khi dự án thành công có thể nhân rộng sản xuất đạt trà đến 500ha.
Sản phẩm nông nghiệp của huyện Nghĩa Đàn tại Hội thảo Phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An thành hàng hóa
Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm được quan tâm đúng mức. Hiện nay, huyện đã có 2 nhãn hiệu tập thể được cấp giấy chứng nhận là "Mật mía làng Găng" và "Bơ Nghĩa Đàn". Huyện đang tiếp tục quan tâm xây dựng nhãn hiệu "Ổi Nghĩa Đàn", "Dầu Sở Nghĩa Đàn", "Mật ong Nghĩa Đàn", "Gà thảo dược Nghĩa Đàn". Đồng thời thiến hành điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất và phát triển đối với Chỉ dẫn địa lý Cam Vinh. Tiến hành cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các HTX và các hộ dân trồng cam, bơ và ổi.
Bằng các hoạt động đồng bộ và sự tham gia của các ngành, huyện Nghĩa Đàn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu nông sản./.
Hùng Cường
UBND huyện Nghĩa Đàn
Tin khác
- Thanh Chương triển khai mô hình nuôi dê thịt thương phẩm
- Nuôi dế mèn cho hiệu quả kinh tế cao
- Yên Thành phát triển bền vững cây ăn quả có múi
- Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của tôm hùm (Panulirus Ornatus) giống giai đoạn ương nuôi
- Nghiên cứu nhân nhiễm Cd và Hg trên sò lông (Anadara subcrenata), điệp (Mimachlamys Nobilis) và nghêu lụa (Paphia undulata) trong vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa
- Trồng ngô Đông đem lại hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Mô hình trồng cây húng quế gắn với chế biến tinh đầu và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Đô Lương
- Diễn Châu thử nghiệm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi
- Triển vọng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở Quỳ Hợp
- Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn triển khai mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao
- Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá
- Anh Sơn xây dựng mô hình trồng khoai tây Đức
- Nấm có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)
- Tổ hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gà đen đầu tiên ở Kỳ Sơn
- Mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà sinh sản ở Quế Phong
- Hiệu quả từ mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ theo hướng VietGap