Thị xã Hoàng Mai nuôi cá vược năng suất cao trong đầm nuôi tôm kém hiệu quả
Thị xã Hoàng Mai có 450ha diện tích nước mặn lợ nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong những năm gần đây, một số hộ dân đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi những diện tích nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá vược thương phẩm đem lại hiệu quả cao.
Sau 4 tháng nuôi trọng lượng cá đạt hơn 1kg
Chúng tôi đến thăm ao nuôi cá vược của gia đình ông Nguyễn Huy Võ, thôn 3B, xã Quỳnh Lộc vào một ngày đầu đông đúng lúc ông đang cho cá ăn. Nhìn đàn cá đông đặc đang tranh nhau ăn mồi, có thể nhận thấy niềm vui ánh lên trong mắt người nuôi. Ông cho biết trước đây vùng đất này dùng để nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh nhiều nên tôm kém phát triển, thua lỗ. Đầu năm 2017, sau khi nghiên cứu kĩ môi trường ao nuôi và đầu ra thị trường, ông đã mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu đồng cải tạo đầm hồ, trong đó có gần 80 triệu đồng nguồn vốn xây dựng mô hình của Phòng kinh tế thị xã để nuôi cá vược. Trên diện tích 5.000 m2 , ông thả 5.000 con giống, mật độ 1con/1m2 .
Trước lúc thả cá, môi trường ao nuôi được xử lí bằng cách nạo vét lớp bùn đen tích tụ ở đáy ao, vãi vôi, diệt tạp, khử trùng nước, gây màu nước. Cá vược là loại cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cá biển được cắt nhỏ và nguồn thức ăn tự nhiên. Sau 4 tháng nuôi, cá phát triển rất tốt, đến nay trọng lượng cá đã đạt trên 1kg. Thời gian nuôi đến khi thu hoạch là 6 tháng, trọng lượng trung bình sẽ đạt 2kg/con. Với năng suất dự kiến đạt 6 tấn/ha, vụ này ông sẽ thu hoạch hơn 30 tấn cá vược. Nếu giá bán khoảng 100- 120 nghìn đồng/kg cá như thời điểm này, ông thu 3 tỷ đồng.
Thức ăn cho cá vược là các loại cá biển được cắt nhỏ
Nuôi cá vược hiện là hướng phát triển kinh tế hiệu quả đang được triển khai ở xã Quỳnh Lộc. Theo ông Vũ Tuấn Dũng – Phó chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, nếu mô hình này thành công, thị xã sẽ tiếp tục nghiên cứu để quy vùng những diện tích nuôi tôm kém hiệu quả ở Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc để nuôi cá vược tập trung. Đồng thời phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX để chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản cũng như tìm đầu ra bền vững cho bà con, góp phần cải thiện cuộc sống và giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân địa phương./.
Thanh Thủy
Hoàng Mai
Tin khác
- Một số giống gà bản địa đặc sản
- Trồng dưa lưới công nghệ cao giữa lòng thành phố
- Giống ngô nếp VN556
- Số hóa nông nghiệp: Lộ trình không thể thay đổi
- Hà Tĩnh: Kết quả xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ
- Phát hiện khoa học: Năng suất mùa màng phụ thuộc vào... lá cây
- Kỹ thuật nhân giống nhanh tăng tốc độ sinh trưởng của cây trồng
- Nhà sinh học đầu tiên của thế giới được xây dựng từ chất thải nông nghiệp
- Gần 5.000 lượt công nghệ được chuyển giao từ Chương trình Nông thôn - Miền núi
- Những vấn đề đặt ra trong quản lý chất lượng cam Vinh
- Sản xuất chế phẩm sinh học trừ bệnh cho cây hồ tiêu
- Giống lúa An Sinh 1399
- 59% diện tích lúa sử dụng giống Việt Nam chọn tạo
- Số hóa nông nghiệp: Lộ trình không thể thay đổi
- Vắc-xin không bảo vệ cá ở các khu nuôi trồng thủy sản chống lại bệnh
- Cảm biến graphene nhận biết cây trồng thiếu nước
- Ứng dụng nông nghiệp thông minh vào canh tác
- Sản xuất thành công dấm gỗ sinh học tại Việt Nam
- Hỗ trợ sáng chế sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh trên quy mô công nghiệp
- Triển vọng mô hình sản xuất Nấm bào ngư theo quy trình khép kín