« Quay lại
Nghiên cứu sử dụng năng lượng thác nước công suất nhỏ để sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm
Cập nhật ngày:
![]() |
Nhóm nghiên cứu bao gồm: Võ Chí Chính, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Vũ Huy Khuê, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Mã Phước Hoàng cũng thuộc Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu sử dụng năng lượng thác nước công suất nhỏ để sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm ở Đà Nẵng.
Theo nhóm nghiên cứu, nguồn năng lượng nước được sử dụng trực tiếp để chạy máy lạnh, không qua khâu sản xuất điện nên giảm chi phí đầu tư và vận hành. Khác với hệ thống sản xuất điện năng, lưu lượng nước phải đảm bảo một giá trị nào đó, thì hệ thống làm lạnh khi lưu lượng nhỏ vẫn có thể làm việc được, nhưng thời gian làm lạnh tăng. Dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho khu du lịch hằng năm và tăng tính chủ động trong kinh doanh sản xuất. Từ các kết quả triển khai lắp đặt và đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy việc ứng dụng sức nước tại các khu du lịch sinh thái là hiệu quả và cần thiết. Nó không những mang lại các giá trị kinh tế to lớn mà còn tăng tính chủ động trong kinh doanh sản xuất cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu góp phần bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, có triển vọng được nhân rộng.
Địa hình dốc nên có rất nhiều thác nước lớn, nhỏ là các nguồn năng lượng nước có công suất từ nhỏ đến lớn. Riêng các nguồn công suất nhỏ, việc khai thác sử dụng cục bộ không ảnh hưởng đến môi trường môi sinh vì công suất rất nhỏ. Tuy nhiên những giá trị mà các nguồn này mang lại cho các cơ sở du lịch là rất đáng kể, nó đủ cung cấp nguồn điện chiếu sáng và các dịch vụ vui chơi cho các khu du lịch.
Nhóm tác giả đã tiến hành tính toán thiết kế, lắp đặt và vận hành thành công, hiệu quả tốt tại cơ sở du lịch sinh thái Lái Thiêu thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Do đặc điểm nguồn nước có sẵn nên năng lượng nước và nguồn nước sử dụng làm đá không phải mua, vì vậy không tính vào chi phí vận hành. Như vậy, chi phí vận hành chủ yếu là chi phí nhân công. Về hiệu quả kinh tế của dự án, kết quả cho thấy số năm hoàn vốn là 3 năm 3 tháng. Việc triển khai dự án không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tăng tính chủ động trong kinh doanh sản xuất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhờ tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên có thể tiết kiệm đáng kể việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch. Dự án cũng mang lại công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động địa phương. Từ kết quả triển khai và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, nhóm nghiên cứu nhận định, dự án có thời gian hoàn vốn rất nhanh.
NASATI
Tin khác
- Ứng dụng điện não đồ vỏ não: hồi sinh cuộc sống cho 5 bệnh nhi động kinh kháng thuốc
- Robot cắt tỉa viền cây cảnh 'made by sinh viên'
- Học trò thi lắp ráp và lập trình robot
- Robot giúp việc nhà của sinh viên bách khoa
- Đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật của Bệnh viện đa khoa Sài gòn: xe cấp cứu cơ động 2 bánh
- Nghiên cứu sản xuất thành công keo tản nhiệt dùng cho các thiết bị điện tử
- “Máy bắn bóng chuyền” của nhóm giáo viên Hà Tĩnh được ghi danh “Sách vàng sáng tạo Việt Nam”
- Sinh viên sáng chế máy gieo hạt tự động
- Keo giúp lành vết thương từ nha đam
- Sáng chế máy "chà vỏ khoai lang"
- Giáo sư Vũ Hà Văn - Từ toán học đến nghiên cứ giải mã gen người Việt
- Thứ 4, ngày 12 tháng 12 năm 2018 Học sinh lớp 11 tự chế ôtô điện
- Nhóm nghiên cứu sinh viên đưa thành công lợi khuẩn vào bánh mì
- "Kỹ sư chân đất" sáng chế máy bơm vô ống
- Cô học trò biến nước nhiễm phèn thành nước sạch
- Ninh Thuận: “Kỹ sư chân đất” chế tạo thành công máy bóc vỏ lụa và mày hạt ngô
- 10 bức ảnh phản ánh rõ nét về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới
- Giấy chỉ thị nghệ vàng và bắp cải tím nhận biết thực phẩm "ngậm" hàn the
- Người đàn ông học hết lớp 9 dốc lòng chế tạo xe hơi và điều kỳ diệu