« Quay lại
Nghiên cứu sản xuất thành công keo tản nhiệt dùng cho các thiết bị điện tử
Cập nhật ngày:
![]() |
Keo tản nhiệt dùng cho các thiết bị điện tử do Phòng thí nghiệm công nghệ Nano của Trung tâm Nghiên cứu Triển khai (Khu Công nghệ cao TPHCM) nghiên cứu và sản xuất thành công. Đây là sản phẩm nằm trong dự án khoa học và công nghệ thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao trong hoạt động nghiên cứu triển khai của Khu Công nghệ cao TPHCM, giai đoạn 2017-2018.
Sản phẩm trên đã được giới thiệu tại Hội thảo "Dự án hoàn thiện công nghệ chế tạo keo tản nhiệt từ nền vật liệu carbon nanotube và graphene ứng dụng trong các thiết bị điện tử", ngày 25/9/2018 tại Khu Công nghệ cao TPHCM.
Theo TS. Đỗ Hữu Quyết, Trưởng nhóm nghiên cứu năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm công nghệ Nano, sau 3 năm phát triển, đến nay các kỹ sư trong nhóm đã chính thức cho ra 3 dòng sản phẩm keo tản nhiệt gồm DSA, với hệ số dẫn nhiệt 1.62 W/m K; DSA1 có hệ số dẫn nhiệt > 2 W/m K và DSA2 có hệ số dẫn nhiệt > 3 W/m K. Sản phẩm hiện đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sản phẩm keo tản nhiệt có chứa vật liệu than ống nano/graphene được ứng dụng làm vật liệu giao tiếp nhiệt (TIMs-Thermal Interface Materials) cho các thiết bị điện tử như chip máy tính, đèn LED... nhằm bảo đảm hiệu suất làm việc và tuổi thọ cho các thiết bị.
Điểm nhấn quan trọng của nghiên cứu là vật liệu graphene được nhóm nghiên cứu chế tạo thành công bằng phương pháp hóa học. Các tính chất của graphene đã được đưa kiểm tra tại Viện Công nghệ Nano và Phòng thí nghiệm trọng điểm vật liệu Polyme và Compozit thuộc Đại học quốc gia TPHCM; Phòng kiểm định đánh giá chất lượng thuộc Trung tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp TPHCM. Vật liệu này có độ ổn định cao, tăng tuổi thọ thiết bị lên gấp 2 - 3 lần, giảm nhiệt nhanh từ 13 - 15oC so với các loại keo tản nhiệt thông thường, đặc biệt cho đèn led và máy tính.
Ngoài ý nghĩa về triển khai ứng dụng những nghiên cứu cơ bản, với độ ổn định cao, tương đương với sản phẩm từ các nước phát triển và nhất là giá thành sản xuất chỉ bằng khoảng 25% giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường, keo tản nhiệt do Trung tâm sản xuất có nhiều cơ hội để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với quy mô 200 tỷ đồng/năm. Hiện đã có một số đơn vị trong nước như Robot, Rạng đông, Điện quang… tìm hiểu và có kế hoạch đặt hàng để sử dụng cho các mặt hàng điện tử của mình, thay thế sản phẩm nhập khẩu. Đây cũng là sản phẩm keo tản nhiệt đầu tiên của Việt Nam được nghiên cứu, chế tạo và thương mại hóa.
Công ty Cổ phần Chíp Sáng đã tiến hành thương mại hóa và phân phối sản phẩm. Ông Phạm Ngọc Tuấn - thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chíp Sáng cho biết, không chỉ keo tản nhiệt, Công ty sẽ tiếp tục hợp tác, khai thác và thương mại hóa những sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của SHTPLABS.
NASATI
Tin khác
- Học sinh lớp 10 sáng tạo “Gậy cảnh báo vật cản cho người mù”
- Thầy giáo An Giang chế xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời
- Nông dân sáng chế cột cảnh báo lũ có pháo hiệu
- Nghiên cứu các quy định quản lý bức xạ điện từ trường của các thiết bị điện gia dụng trên thế giới và đề xuất áp dụng tại Việt Nam
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lắp đặt thiết bị thử nghiệm độ mỏi góc của vành hợp kim nhẹ ô tô
- Hội thảo quốc gia về tra cứu thông tin sáng chế
- Máy trồng hành tím tự động, chạy bằng năng lượng mặt trời
- Giáo sư Vũ Hà Văn - Từ toán học đến nghiên cứ giải mã gen người Việt
- Học sinh lớp 11 tự chế ôtô điện
- Nhóm nghiên cứu sinh viên đưa thành công lợi khuẩn vào bánh mì
- Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác
- Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị nhúng kiểm soát trạng thái ngủ gật của lái xe
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Robot dạng người ứng dụng công nghệ thị giác máy tính phục vụ cho quảng cáo
- Sinh viên tạo tá dược từ hạt mít giúp thuốc tan trong 6 phút
- Thợ cơ khí học hết lớp 6 chế tạo ôtô từ phế liệu
- Ứng dụng điện não đồ vỏ não: hồi sinh cuộc sống cho 5 bệnh nhi động kinh kháng thuốc
- Robot cắt tỉa viền cây cảnh 'made by sinh viên'
- Học trò thi lắp ráp và lập trình robot
- Robot giúp việc nhà của sinh viên bách khoa