Nhóm nghiên cứu sinh viên đưa thành công lợi khuẩn vào bánh mì
Làm sao đưa probiotic vào bánh mì mà không khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt trong lúc nướng? Nhóm nghiên cứu của ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã tìm ra 'bí quyết'.
Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học thực phẩm đã đưa được probiotic vào nhiều loại thực phẩm - Ảnh: TƯỜNG HÂN
Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thực phẩm, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vừa ra mắt dòng bánh mì tươi nhân trứng bổ sung lợi khuẩn probiotic và công nghệ hỗ trợ lợi khuẩn hoạt động tốt ở đường ruột.
Đây là một trong nhiều nghiên cứu ứng dụng do ThS. Liêu Mỹ Đông và nhóm sinh viên thực hiện, đạt giải nhì giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2018.
"Probiotic là lợi khuẩn đã được chứng minh tốt cho đường ruột, ức chế cạnh tranh với hại khuẩn, tuy nhiên sức sống của chúng trong môi trường tự do yếu, nếu không được bao bọc tốt, chúng sẽ chết trước khi đi tới ruột" - sinh viên Hoàng Thị Thúy Hằng phụ trách đề tài cho biết.
Sữa chua có probiotic phải bảo quản trong ngăn mát, nếu đưa vào bánh mì, lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nướng. Do đó, nhóm đã đưa lợi khuẩn vào nhân bánh.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu chế phẩm vi bao (cấu tạo chủ yếu bởi alginate - thành phần giống rau câu có cơ chế đông riêng) có nhiệm vụ như 'tàu con thoi' bảo vệ lợi khuẩn vượt qua điều kiện bất lợi, vượt qua dạ dày, muối mật để đến vị trí quan trọng nhất là đường ruột.
Bổ sung probiotic vào thực phẩm đã qua nướng nhiệt như bánh mì là thử thách song nhóm nghiên cứu đã làm được - Ảnh: TƯỜNG HÂN
Tại đây, vi bao vỡ ra giải phóng probiotic (vi sinh vật sống) và prebiotic (thức ăn đặc biệt cho probiotic) để cạnh tranh với hại khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.
Bước đầu, mùi vị bánh được bổ sung probiotic không có sự khác biệt với bánh truyền thống, người tiêu dùng nhờ đó sẽ dễ chấp nhận bánh vì không cảm giác vị lạ.
Hiện tại, nhóm tiếp tục phát triển đề tài nhằm tăng số lượng lợi khuẩn, gia cố vi bao để duy trì mùi vị tự nhiên suốt thời gian bảo quản (8 ngày).
Trước đó, Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thực phẩm, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã đưa lợi khuẩn vào nhiều thực phẩm như sữa chua, kem, sốt mayonnaise.
Tin khác
- Một ông nông dân tỉnh Quảng Trị sáng chế ra máy làm bún, phở tự động, nhiều người mua, mang ra cả nước ngoài
- Công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể
- Học sinh Việt sáng chế mũ ngăn nCoV
- Thiết bị chiếu sáng không cần điện của ĐH Quốc gia Hà Nội được cấp bằng độc quyền sáng chế
- Thầy giáo chế tạo máy làm bún phở "thần diệu", xuất khẩu ra nước ngoài
- Chế tạo thành công máy tự động sản xuất túi dán bằng công nghệ dán siêu âm
- Hai học sinh Việt sáng chế chiếc mũ độc đáo chống dịch Covid
- Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác
- Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị nhúng kiểm soát trạng thái ngủ gật của lái xe
- Hệ thống chưng cất nước ngọt: Giải “cơn khát” trên tàu đánh cá xa bờ
- Lương Văn Sa - Chàng trai dân tộc thái vượt khó đầy nghị lực
- TS Trần Thị Hồng Hạnh và phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu bằng sắc ký "dấu vân tay"
- Sinh viên chế tạo áo khoác công nghệ hỗ trợ ngư dân khi gặp sự cố trên biển
- Quy trình xử lý bùn thải của nhà sáng chế không chuyên
- Sinh viên chế tạo máy rửa tay khử khuẩn tự động
- Học sinh lớp 10 sáng tạo “Gậy cảnh báo vật cản cho người mù”
- Thầy giáo An Giang chế xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời
- Nông dân sáng chế cột cảnh báo lũ có pháo hiệu
- Nghiên cứu các quy định quản lý bức xạ điện từ trường của các thiết bị điện gia dụng trên thế giới và đề xuất áp dụng tại Việt Nam