« Quay lại
Hội thảo quốc gia về tra cứu thông tin sáng chế
Cập nhật ngày:
![]() |
Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng khai thác thông tin sáng chế cho cán bộ chuyên trách từ 35 đơn vị thuộc Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Trong ngày 25 và 26/3/2019, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc gia về tra cứu thông tin sáng chế nhằm nâng cao kỹ năng khai thác thông tin sáng chế cho cán bộ chuyên trách từ 35 đơn vị thuộc Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và Đổi mới sáng tạo (TISC) Việt Nam.
Tại Hội thảo, đoàn chuyên gia WIPO đã giới thiệu bài bản và chuyên sâu về kỹ năng tra cứu thông tin sáng chế và đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Theo PGS.TS Phan Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, "ở một khía cạnh khác, tra cứu từ cơ sở dữ liệu của WIPO là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn, là một trong nguồn dữ liệu khổng lồ bên cạnh kho tài liệu về công bố quốc tế".
Trong khi đó, Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp thông tin về Mạng lưới TISC tại Việt Nam cũng như các thủ tục đăng ký sáng chế ở Việt Nam và ra nước ngoài. Cục SHTT còn đặt 3 bàn tư vấn trực tiếp để giải đáp các vướng mắc trong thủ tục, cách viết bản mô tả sáng chế, hay trả lời công văn phúc đáp từ phía Cục Sở hữu trí tuệ...
Sau 2 ngày làm việc, hơn 80 cán bộ chuyên trách của các đơn vị đã được WIPO và Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng chỉ.
Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) do WIPO khởi đã được triển khai ở 71 quốc gia với 638 TISC được thành lập kể từ năm 2009. Ở Việt Nam, Cục SHTT đã mời được 35 thành viên tham gia Mạng lưới TISC, trong đó có Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và nhiều viện/trường khác.
Theo Báo KH&PT
Tin khác
- Một ông nông dân tỉnh Quảng Trị sáng chế ra máy làm bún, phở tự động, nhiều người mua, mang ra cả nước ngoài
- Công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể
- Học sinh Việt sáng chế mũ ngăn nCoV
- Thiết bị chiếu sáng không cần điện của ĐH Quốc gia Hà Nội được cấp bằng độc quyền sáng chế
- Thầy giáo chế tạo máy làm bún phở "thần diệu", xuất khẩu ra nước ngoài
- Chế tạo thành công máy tự động sản xuất túi dán bằng công nghệ dán siêu âm
- Hai học sinh Việt sáng chế chiếc mũ độc đáo chống dịch Covid
- Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác
- Thùng rác 4.0 thân thiện của nhóm học sinh giúp phân loại rác chính xác
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị nhúng kiểm soát trạng thái ngủ gật của lái xe
- Hệ thống chưng cất nước ngọt: Giải “cơn khát” trên tàu đánh cá xa bờ
- Lương Văn Sa - Chàng trai dân tộc thái vượt khó đầy nghị lực
- TS Trần Thị Hồng Hạnh và phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu bằng sắc ký "dấu vân tay"
- Sinh viên chế tạo áo khoác công nghệ hỗ trợ ngư dân khi gặp sự cố trên biển
- Quy trình xử lý bùn thải của nhà sáng chế không chuyên
- Sinh viên chế tạo máy rửa tay khử khuẩn tự động
- Học sinh lớp 10 sáng tạo “Gậy cảnh báo vật cản cho người mù”
- Thầy giáo An Giang chế xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời
- Nông dân sáng chế cột cảnh báo lũ có pháo hiệu
- Nghiên cứu các quy định quản lý bức xạ điện từ trường của các thiết bị điện gia dụng trên thế giới và đề xuất áp dụng tại Việt Nam