« Quay lại
Cách bảo vệ nội dung tin nhắn khi gửi qua Facebook Messenger
Cập nhật ngày:
Facebook Messenger đang là một trong những tiện ích nhắn tin phổ biến, nhưng cũng thật tai hại nếu các nội dung tin nhắn bị rò rỉ. Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ được chúng một cách an toàn nhất?
Để giải quyết vấn đề trên, người dùng có thể sử dụng tính năng Secret Conversations có trên Messenger của Facebook không chỉ mã hóa tất cả các nội dung tin nhắn được gửi trên nó mà còn cho phép bạn thiết lập giới hạn thời gian để sau đó nội dung tin nhắn sẽ tự động được hủy. Về cơ bản, chức năng mã hóa sẽ giúp người dùng thoát khỏi hacker hay bất cứ tổ chức nào, thậm chí ngay cả nhà cung cấp dịch vụ cũng không thể đọc được tin nhắn đó.
Secret Conversation không phải là tính năng mặc định khi bạn khởi tạo cuộc trò chuyện với một ai đó, và để sử dụng nó bạn có thể tham khảo nội dung hướng dẫn dưới đây.
Tính năng này chỉ có mặt trên thiết bị di động, và người dùng sẽ không thể truy cập trong Messenger trên trang web. Khi sử dụng, nội dung tin nhắn sẽ được mã hóa trên thiết bị sử dụng, ngay cả khi người khác đang đăng nhập tài khoản của bạn bằng thiết bị khác sẽ không thể nhận tin nhắn.
Đầu tiên, bạn hãy mở Facebook Messenger và nhấp vào biểu tượng Profile nằm ở trên cùng góc trái màn hình. Ở menu hiện ra hãy nhấp vào Secret Conversations để kích hoạt nó.
Một khi Secret Conversations được kích hoạt, bạn có thể quay ra giao diện ban đầu của Facebook Messenger và nhấn vào biểu tượng tạo tin nhắn mới (Compose Message) ở trên cùng góc phải màn hình. Lúc này giao diện nhắn tin sẽ hiện ra và bạn hãy chọn Secret ở bên phải màn hình trước khi chọn người muốn thực hiện trò chuyện bí mật.
TIN LIÊN QUAN
Vì là một tính năng đặc biệt nên khi nhắn tin bạn sẽ không thể sử dụng các tính năng như vị trí, thanh toán, hay sử dụng ứng dụng bên thứ ba, mặc dù vẫn có thể chèn ảnh và các nhãn dán cho người phía bên kia, các nội dung sẽ tự động xóa đi sau khoảng thời gian nhất định, thậm chí một khi cuộc trò chuyện kết thúc.
Tin khác
- Hoạt động của con người đã tăng tốc độ xói mòn đất cách đây 4.000 năm
- Sửng sốt những sản phẩm chứa phóng xạ kỳ quái
- Nơi nào an toàn nhất nếu đại dịch toàn cầu xảy ra?
- Những phát minh khoa học tình cờ nhất
- Những điều ít người biết về hố đen vũ trụ
- Họp báo về sự kiện “Hội nghị Khoa học và Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Điều khiển và Tự động hóa - VCCA 2019”
- Khơi dậy niềm đam mê khoa học cho bạn trẻ
- Đổi cách ăn uống, loài người sẽ tránh được 'ngày phán quyết cuối cùng'?
- Cholesterol là gì?
- Phát minh "cứu tinh" cho 844 triệu người trên thế giới
- Các nhà khoa học giải thích tại sao chúng ta bị nấc
- Cần tiếp tục theo dõi ô nhiễm không khí để ứng phó phù hợp
- Lá vàng, cỏ khô, vỏ chuối... cũng gây ô nhiễm
- Quỹ khoa học hoạt động thế nào?
- Đề xuất tiêu chuẩn mới lựa chọn, công nhận nhà khoa học trẻ tài năng
- Đào tạo, vận hành thiết bị đo lường chuyên dụng FLUKE
- Ngăn chặn hiểm họa từ cây mai dương
- Vì sao nhiệt độ miền Bắc không cao nhưng ai cũng thấy oi bức?
- Aspirin là thuốc gì?
- Giải mã hiện tượng nổi da gà