Ketamin là gì? Tác hại của nó như thế nào?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ma túy được lưu hành phổ biến như ma túy đá, thuốc lắc, cỏ Mỹ… Ketamin được các chuyên gia và nhà làm luật xếp vào nhóm ma túy tổng hợp. Giới "bay lắc" thường gọi tắt (hay tiếng lóng) Ketamin là "Ke".
Ketamin là gì?
Theo từ điển Wikipedia: "Ketamin được bán dưới nhãn hiệu Ketalar và một số tên khác, là một loại thuốc được sử dụng chủ yếu để bắt đầu và duy trì gây mê. Nó gây ra một tình trạng giống như trạng thái bị thôi miên, làm giảm đau, an thần, và mất trí nhớ. Các tác dụng khác bao gồm giảm cơn đau mãn tính và an thần trong hồi sức cấp cứu. Các chức năng tim, khả năng hô hấp và thở máy nói chung vẫn hoạt động khi dùng thuốc này. Các hiệu ứng thường bắt đầu trong vòng năm phút khi được tiêm và kéo dài đến 25 phút".
Ketamin là một loại ma túy?
Ketamin được các chuyên gia và nhà làm luật xếp vào nhóm ma túy tổng hợp.
Ketamin có ở dạng chất lỏng, bột tinh thể, viên nén, viên nhộng hòa tan trong nước và rượu. Nếu tiêm qua đường tĩnh mạch chỉ sau một phút, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô thức.
Ngoài việc được sử dụng hợp pháp trong y tế (có sự giám sát của các cơ quan chức năng) cho mục đích giảm đau, hồi sức, cấp cứu…, Ketamin còn được xem như là một loại ma túy giải trí vì tính chất "phê" rất nhanh của nó. Theo các chuyên gia, hiệu ứng gây ảo giác của Ketamin có thể kéo dài trong 1 giờ nhưng nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cơ thể trong 24 giờ tiếp theo.
Tác hại của Ketamin
Không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới đều xếp Ketamin vào nhóm ma túy tổng hợp có khả năng gây ra tình trạng ảo giác, hoang tưởng, bị kích động mạnh, không cảm thấy đau đớn, rối loạn thị giác, cảm giác mùi vị, sờ mó bị thay đổi méo mó, mất định hướng về không gian và thời gian, gây mất trí nhớ ngắn hạn không nhận biết mình là ai có thể dẫn đến các hành vi không an toàn cho bản thân và người xung quanh… Ở nước ta, nhiều vụ án đau lòng diễn ra do người nghiện ma túy Ketamin thực hiện các hành vi phạm tội như giết người, đốt nhà... gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây còn tìm ra một số tác dụng phụ của Ketamin như: gây buồn ngủ, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, nếu quá liều có thể gây tổn thương cho bàng quang và gan. Đặc biệt, nếu sử dụng liều cao kết hợp với một số loại thuốc khác có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất là tử vong.
Vì những tác dụng nguy hiểm này và tính chất gây nghiện nên Ketamin được xếp vào nhóm ma túy có khả năng gây ảo giác và được các chuyên gia khuyên người dân nên tránh xa (chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của các cơ sở y tế có uy tín và được cấp phép).
Trước đây, ở nước ta, Ketamin chỉ được quản lý ở mức độ tân dược thuốc độc bảng A do Bộ Y tế quy định. Tuy nhiên, trước việc lạm dụng trái phép Ketamin dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho bản thân người sử dụng và xã hội nên ngày 16/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 133/2003/NÐ-CP bổ sung chất Ketamine vào danh mục III "các chất ma túy độc dược được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị".
Tin khác
- Hoạt động của con người đã tăng tốc độ xói mòn đất cách đây 4.000 năm
- Sửng sốt những sản phẩm chứa phóng xạ kỳ quái
- Nơi nào an toàn nhất nếu đại dịch toàn cầu xảy ra?
- Những phát minh khoa học tình cờ nhất
- Những điều ít người biết về hố đen vũ trụ
- Họp báo về sự kiện “Hội nghị Khoa học và Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Điều khiển và Tự động hóa - VCCA 2019”
- Khơi dậy niềm đam mê khoa học cho bạn trẻ
- Đổi cách ăn uống, loài người sẽ tránh được 'ngày phán quyết cuối cùng'?
- Cholesterol là gì?
- Phát minh "cứu tinh" cho 844 triệu người trên thế giới
- Các nhà khoa học giải thích tại sao chúng ta bị nấc
- Cần tiếp tục theo dõi ô nhiễm không khí để ứng phó phù hợp
- Lá vàng, cỏ khô, vỏ chuối... cũng gây ô nhiễm
- Quỹ khoa học hoạt động thế nào?
- Đề xuất tiêu chuẩn mới lựa chọn, công nhận nhà khoa học trẻ tài năng
- Đào tạo, vận hành thiết bị đo lường chuyên dụng FLUKE
- Ngăn chặn hiểm họa từ cây mai dương
- Vì sao nhiệt độ miền Bắc không cao nhưng ai cũng thấy oi bức?
- Aspirin là thuốc gì?
- Giải mã hiện tượng nổi da gà