Ghi nhận từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thứ tư - 31/03/2021 22:30 0
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Thông qua chương trình OCOP phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Ngau khi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP), UBND tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 và ban hành Kế hoạch của Ban điều hành Chương trình OCOP-NA, thành lập Ban điều hành Chương trình, ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ Ban điều hành, Thành lập các Tổ chuyên sâu... Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành các Quyết định phê duyệt và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.



Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng tích cực quảng bá các sản phẩm của chương trình OCOP bằng các hình thức như tổ chức in ấn các tờ rơi về Bộ tiêu chí OCOP, xây dựng Website OCOP Nghệ An, đồng thời phối hợp với các đơn vị báo, đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tổ chức thông tin tuyên truyền thông qua nhiều tin bài trên Nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, Ban điều hành chương trình còn tổ chức các lớp tập huấn huấn về Chương trình OCOP với các nội dung như kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng quản lý cho cán bộ các cấp,  xây dựng ý tưởng, đăng ký ý tưởng, nhận ý tưởng, xây dựng phương án sản xuất/kinh doanh,  phát triển sản phẩm, đánh giá và xếp hạng sản phẩm...cho đối tượng cán bộ các cấp, chủ thể sản xuất với hơn 300 lượt người tham dự. Bên cạnh đó còn tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh thành phố trên cả nước và tổ chức các đoàn liên ngành (Tổ tư vấn giúp việc cho Ban điều hành chương trình OCOP tỉnh) xuống cơ sở để kiểm tra hướng dẫn các tổ chức doanh nghiệp, HTX, cá nhân thực hiện 6 chu trình triển khai xây dựng sản phẩm OCOP hàng năm.

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Nghê An đã có 115 sản phẩm OCOP được đánh giá công nhận 3 sao trở lên, trong đó có 26 sản phẩm đạt 4 sao và 89 sản phẩm đạt 3 sao. Nhờ sự nỗ lực của các cấp, ngành tỉnh Nghệ An Chương trình OCOP đã có những thành công bước đầu. Các sản phẩm OCOP được có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, được kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá rộng khắp thị trường trong nước và quốc tế có khá nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh nghệ An xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... nhiều DN đã khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình, tiến đến mở rộng thị trường xuất khẩu. Chương trình còn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, tạo thế cạnh tranh cho các sản phẩm của tỉnh. Thông qua việc tham gia Chương trình đã giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở  sản xuất hoàn thiện sản phẩm hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Chương trình cũng nhận được sự hưởng ứng cao của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. 
Việc đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ là động lực quan trọng để tỉnh phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng, riêng có của địa phương, góp phần vào công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển và bền vững./.
                                                                   Đức Minh – Phòng CNHT
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1809
  • Hôm nay98,802
  • Tháng hiện tại1,467,291
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây