Nam Đàn triển khai thành công nhiều mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất

Thứ ba - 30/08/2022 23:20 0
Việc phát triển khoa học và công nghệ trong những năm qua được huyện Nam Đàn xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ  thống chính trị và toàn xã hội, là động lực để phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, huyện đã triển  khai thực hiện một cách tích cực, đồng bộ trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị từ  huyện đến cơ sở. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ngành liên quan  bám sát kế hoạch để triển khai và tạo được nhiều bước chuyển trong thực hiện  nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản  xuất và quản lý nhà nước được các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả.
 Nhiều  đề tài khoa học đã và đang được áp dụng trong thực tiễn góp phần tăng năng  suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hoạt động ứng dụng KHCN nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã đóng góp rõ  nét vào tăng năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng  hóa theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn  minh. Nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú về chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, chu kỳ sản xuất đã được rút ngắn. KHCN đã trực tiếp tác động nâng  cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản  xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản  phẩm. Trong đó, đã ưu tiên tập trung phát triển các sản phẩm Ocop trên địa bàn  huyện. Đến nay, huyện có 47 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm Ocop cấp tỉnh từ  03 sao trở lên đứng đầu trong toàn tỉnh.
http://dacsannghetinh.com.vn/wp-content/uploads/2017/07/z2230823639200_028a2dc82b092d00f0318788059a8b5d-500x360.jpg
Sản phẩm bột sắn giây Nam Đàn, sản phẩm Miến gạo, Bánh đa Quy Chính

Đến nay trên địa bàn huyện có 04 sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn  hiệu, Trong đó có 02 nhãn hiệu tập thể cho hai sản phẩm: Sản phẩm Bột sắn giây Nam Đàn, sản phẩm Miến gạo, Bánh đa Quy Chính và 02 nhãn hiệu hàng hóa gồm: Cốm thực dưỡng Phương Công và sản phẩm Sen quê Bác. Hiện tại, huyện cũng đã triển khai Dự án xây dựng, đăng ký bảo hộ và phát triển chỉ dẫn  địa lý cho sản phẩm Tương Nam Đàn. Sau khi các sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và dần hình thành nên thương hiệu, vị thế của sản phẩm trên thị trường, sản lượng sản xuất và tiêu  thụ đã tăng lên hai đến ba lần so với trước. Đến nay, bình quân hàng năm sản  lượng sản xuất và tiêu thụ của các sản phẩm như: Bột Sắn dây, tinh bột Nghệ Nam Đàn đạt 120-150 tấn/năm; Miến gạo, bánh đa Quy Chính 600-800 tấn/  năm; Giò me Nam Nghĩa 300-400 tấn/năm; Nước tương Nam Đàn 600.000-800.000 lít/năm; Chanh quả trái vụ và các sản phẩm từ chanh 1.200-1.500  tấn/năm và các sản phẩm từ Sen đạt 120-150 tấn/năm. Trung tâm ứng dụng KH&CN tiếp tục hoàn thành dự án:  Xây dựng, quản lý, đăng ký bảo hộ và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Tương truyền thống Nam Đàn đảm bảo theo đúng tiến độ. Đến nay đã hoàn thiện hồ sơ trình Cục sở hữu trí tuệ xem xét cấp văn bằng bảo hộ.
Hiện nay huyện Nam Đàn đang duy trì và nhân rộng mô hình “Ứng dụng KHCN trồng sâm Thổ Hào” tại xã Hồng Long, huyện Nam Đàn; “Ứng dụng KHCN trồng cây chè vằng để làm nguyên liệu phục vụ chế biến cao chè vằng”; quy mô 01 ha tại xã Thượng Tân Lộc, huyện  Nam Đàn.


Mô hình “Ứng dụng KHCN trồng sâm Thổ Hào” tại xã Hồng Long, huyện Nam Đàn

Bên cạnh đó, Huyện đang triển khai thực hiện 14 mô hình ứng dụng KHKT đư vào trồng thử ngiệm các giống lúa mới trên địa bàn gồm: Mô hình trồng lúa BQ tại xã Nam Thanh,  quy mô 30 ha; Mô hình trồng lúa SL9 tại xã Thượng Tân Lộc, quy mô 40 ha;  Mô hình trồng lúa QR1 tại xã Xuân Lâm, quy mô 30 ha; Mô hình trồng lúa  DH12 tại xã Nam Giang, quy mô 40 ha; Mô hình trồng lúa DT18 tại xã Nam  Lĩnh, quy mô 50 ha; Mô hình trồng lúa Phú ưu 978 tại xã Trung Phúc Cường,  quy mô 100 ha; Mô hình trồng lúa VNR20 tại xã Nam Thanh, quy mô 40 ha;  Mô hình trồng lúa VNR20 tại xã Nam Thái, quy mô 50 ha; Mô hình trồng lúa  VNR20 tại xã Nam Nghĩa, quy mô 30 ha; Mô hình trồng lúa VNR20 tại thị trấn  Nam Đàn, quy mô 50 ha; Mô hình trồng lúa Phú ưu 978 tại xã Nam Hưng, quy  mô 50 ha; Mô hình trồng lúa Hương Thuần 8 tại xã Nam Anh, quy mô 100 ha;  Mô hình trồng lúa Phú ưu 978 tại xã Khánh Sơn, quy mô 150 ha và Mô hình trồng lúa Hà Phát 3 tại xã Xuân Hòa, quy mô 34 ha. Nhân rộng mô hình trống Na ứng dựng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Thượng Tân Lộc, quy mô 1,5 ha. Xây dựng mô hình trồng dưa lưới và hoa trong nhà màng tại xã Nam Thanh, quy mô 1.000 m2.
Như vậy có thể thấy, UBND huyện Nam Đàn đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng nhân rộng./.
Xuân Phát

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1887
  • Hôm nay108,138
  • Tháng hiện tại866,840
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây