Nâng cao năng lực, xây dựng và kiểm nghiệm phương pháp chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam

Thứ năm - 15/09/2022 22:06 0
Để phát triển khoa học và công nghệ và đóng góp nhiều hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần có phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn đối với các lĩnh vực công nghệ mới. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trong nước không tạo ra đủ công nghệ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và rất nhiều doanh nghiệp Việt nam không sử dụng công nghệ mới để tăng khả năng cạnh tranh vì không có khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Nếu không có công nghệ mới, các doanh nghiệp Việt Nam không thể nâng cao năng suất, và không thể tạo ra các sản phẩm mới với giá trị gia tăng cao.
https://www.vista.gov.vn/vn-uploads/news/2022_09/5-9-2022/3.jpg

Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi tại Trung tâm Thiết kế, Chế tạo và Thử nghiệm thuộc Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực, xây dựng và kiểm nghiệm phương pháp chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam” từ năm 2017 đến năm 2019.
Đề tài đã đánh giá tổng quan về thực trạng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam với các phân tích tổng thể về chính sách, thực thi chính sách và các đơn vị liên quan trong hệ sinh thái chuyển giao công nghệ, trong đó đặc biệt tập trung vào ba đối tượng chính là đối tượng tạo ra công nghệ, đối tượng sử dụng công nghệ, và đối tượng trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Khảo sát học tập kinh nghiệm phát triển hoạt động chuyển giao công nghệ từ một số quốc gia trên thế giới, các quốc gia được khảo sát được lựa chọn là: quốc gia đã trải qua giai đoạn phát triển tương tự Việt Nam về khoa học công nghệ; quốc gia đã phát triển có hoạt động chuyển giao công nghệ đã được vận hành hiệu quả; quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi để nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ. Xây dựng được phương pháp chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam với các nhiệm vụ, chức năng cụ thể cho từng đối tượng trong hệ sinh thái khoa học và công nghệ. Trong đó tập trung vào ba đối tượng chính là đối tượng tạo ra công nghệ, đối tượng sử dụng công nghệ, và đối tượng trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Việc xây dựng thành công mạng lưới kết nối hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam với sự tham gia của các đơn vị trong nước và nước ngoài, là cơ sở trọng tâm trong việc phát triển các hoạt động, dịch vụ trong thời gian tới tại Trung tâm nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của đơn vị hỗ trợ quản lý nhà nước, cũng như vai trò thực thi chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ./.
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2562
  • Hôm nay85,554
  • Tháng hiện tại977,019
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây