« Quay lại
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
Cập nhật ngày:
![]() |
Giai đoạn 2018-2020, thí điểm xây dựng 03 mô hình trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp, tại 03 khu vực. Giai đoạn 2021-2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường.
Đây là nội dung tại Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành Giáo dục.
Mục đích, yêu cầu của đề án là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm trong cả nước.
Cùng với đó đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từng bước hình thành, xây dựng quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Về hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, các cơ sở đào tạo bố trí cán bộ, giảng viên phụ trách công tác hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho HSSV và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các nhà trường trong và ngoài nước.
Xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp
Theo Kế hoạch, giai đoạn 2018-2020, thí điểm xây dựng 03 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, tại 03 khu vực. Giai đoạn 2021-2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường.
Các cơ sở đào tạo bố trí, đầu tư cơ sở vật chất, thành lập các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong trường, tạo không gian dùng chung cho sinh viên. Thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo. Xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các HSSV và các doanh nghiệp.
Các đại học, học viện, trường đại học chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của nhà trường (bao gồm các nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học sinh viên,…) để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên trong trường. Xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Theo Chinhphu.vn
Tin khác
- Chàng trai trẻ theo đuổi giấc mơ với nấm
- Kỹ thuật mới điều trị bệnh phình bóc tách động mạch chủ ngực
- Cuối cùng, các công ty lớn cũng bắt đầu coi trọng Startup
- Kỹ sư thủy sản thành tỷ phú nhờ khởi nghiệp bằng khoa học
- Thứ trưởng Khoa học: 'Muốn thúc đẩy khởi nghiệp cần thay đổi tư duy lãnh đạo'
- Khoa học đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp
- Hội thảo quốc gia giới thiệu và chia sẻ thông tin, kết quả thực hiện các đề tài KH&CN cấp quốc gia thực hiện tại các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam
- Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc tế: Kết nối cùng phát triển
- “Khi nhiều người cùng quan tâm về một vấn đề thì đó là cơ hội của các DN start-up”
- Bộ Khoa học hợp tác với Quảng Nam hỗ trợ khởi nghiệp
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn khung về đô thị thông minh- Nền tảng thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam
- Nauy: Xe tải tự lái vận chuyển đá vôi trong hầm mỏ
- Startup phát triển drone để trồng lại rừng sau đám cháy
- Hướng tới phục vụ tốt hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản phẩm của Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ Nuôi trồng thủy sản gặt hái nhiều giải thưởng danh giá
- Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia thu hút hơn 5.000 người
- Lần đầu tiên Việt Nam tự sản xuất văcxin lở mồm long móng
- Sử dụng khoa học công nghệ làm đòn bẩy để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương
- Tạo hệ sinh thái lành mạnh để các doanh nghiệp Fintech phát triển
- “Khi nhiều người cùng quan tâm về một vấn đề thì đó là cơ hội của các DN start-up”
- Việt Nam thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo