Lên phương án đảm bảo việc sử dụng sinh phẩm kiểm tra nhanh nCoV
Ngày 7/9/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc cùng đại diện Bộ Y tế, các đơn vị sản xuất kit xét nghiệm nCoV, viện nghiên cứu... để bàn các phương án đảm bảo việc sử dụng sinh phẩm kiểm tra nhanh. Yêu cầu đặt ra đảm bảo thời gian ngắn, chính xác, giá thành hợp lý đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại cuộc họp chiều 7/9. Ảnh: Chí Kiên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc đề nghị các nhà khoa học và chuyên gia đề xuất các phương án xét nghiệm, đảm bảo việc không bỏ sót nguồn nhiễm Covid-19 lây ra cộng đồng khi Việt Nam mở cửa các đường bay quốc tế sắp tới. Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, các ý kiến góp ý sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Bộ Y tế cho biết, đến nay FDA Hoa Kỳ đã phê duyệt danh mục gồm 176 sinh phẩm phát hiện nCoV, bao gồm 130 sinh phẩm RT-PCR; 40 sinh phẩm miễn dịch (phát hiện kháng thể); 1 sinh phẩm RT-LAMP; 4 sinh phẩm nhanh kháng nguyên và 1 sinh phẩm giải trình tự gene.
Tại Việt Nam có 4 loại sinh phẩm, gồm 2 loại kit sử dụng kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng nCoV trong máu của bệnh nhân Covid-19 và 2 loại dùng kỹ thuật công nghệ sinh học (RT-PCR) và RT-LAMP để phát hiện virus nCoV. Trong số này có 3 loại được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Ngoài ra còn một số đơn vị nghiên cứu thành công kit RT-PCR phát hiện ARN của virus nCoV, nhưng chưa được cấp phép sử dụng như Viện Công nghệ sinh học, Trường đại học Khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên, Viện nghiên cứu gene và tế bào gốc Vinmec. Các đơn vị sản xuất đều khẳng định việc đảm bảo đủ nguồn cung sinh phẩm để xét nghiệm nCoV, công suất lên tới hàng chục nghìn test một ngày. Vì vậy vấn đề còn lại là sử dụng phương pháp xét nghiệm nào để kết hợp nhanh, rẻ và chính xác.
Theo các chuyên gia, khi Việt Nam mở lại các đường bay quốc tế, yêu cầu đặt ra lớn nhất là phải đảm bảo xét nghiệm nhanh. Về yếu tố này, kit phát hiện nhanh kháng nguyên và kháng thể nCoV có thể đảm bảo. Nhược điểm là không chính xác và không có ý nghĩa chẩn đoán. Ở phương pháp này phù hợp đối với những trường hợp nhiễm nCoV nhưng không có triệu chứng. Tuy nhiên, sau đó vẫn cần phải xét nghiệm lại bằng RT-PCR mới khẳng định chính xác trường hợp âm hay dương tính với nCoV.
NASATI
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”