Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là loài có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, giàu giá trị dinh dưỡng được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt được xem là đặc sản nước ngọt. Hiện nay, cá Leo đã được đưa vào nuôi thương phẩm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước theo qui mô công nghiệp trong ao đất, nuôi lồng bè trên các thủy vực nước lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là nuôi trong lồng bè trên các sông, hồ, đập thủy điện.
Tại Nghệ An với tiềm năng lợi thế lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt cùng nhu cầu con giống cá Leo rất lớn nên rất dễ để nuôi trồng phát triển loại cá này. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở sản xuất giống cá Leo để cung cấp cho phong trào nuôi, mặt khác nguồn giống cá Leo chủ yếu được người dân nhập từ các tỉnh thành khác về nuôi nên không kiểm soát được đầu vào, giá bán cao, chất lượng con giống chưa thực sự đảm bảo, không chủ động, hao hụt lớn dẫn đến năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế của vụ nuôi đem lại chưa cao. Vì vậy, dự án được triển khai thực hiện là rất cần thiết để cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An có đủ thời gian, kinh phí, đi sâu nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Leo phù hợp với điều kiện Nghệ An.
Việc cho sinh sản nhân tạo thành công tại Nghệ An đã giải quyết được nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh, bổ sung thêm một đối tượng sản xuất giống nước ngọt cho các cơ sở sản xuất, đem lại công ăn việc làm, hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống. Dự án đã nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện được qui trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Leo phù hợp với điều kiện Nghệ An thông qua việc tham quan học tập kinh nghiệm, bố trí các thí nghiệm và thực tế xây dựng mô hình sản xuất giống của dự án. Thông qua việc hoàn thiện quy trình và xây dựng mô hình sản xuất giống đã đào tạo, tập huấn được 7 cán bộ kỹ thuật nắm vững, vận hành thành thạo quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Leo. Dự án đã xây dựng thành công mô hình sinh sản nhân tạo giống cá Leo đảm bảo nội dung, qui mô và tiến độ đề ra, phù hợp với điều kiện sinh thái của Nghệ An, qua đó đã sản xuất được 42.275 con cá giống trong đó có 35.700 con, đạt kích cỡ 8 - 10 cm, đảm bảo tiêu chuẩn nuôi thương phẩm với các thông số kỹ thuật đạt được: Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ đạt 74 - 85%; Tỷ lệ đẻ TB 96,6%; Tỷ lệ thụ tinh đạt TB 67%; Tỷ lệ nở đạt TB 58,9%; Tỷ lệ sống ương từ cá bột lên cá hương trung bình đạt 55,8% và từ cá hương lên cá giống đạt 11,2%, so với mục tiêu của dự án là 35.000 - 40.000 con, kích cỡ 6 - 8 cm. Dự án đã triển khai tổ chức hội thảo khoa học đánh giá kết quả thực hiện dự án, góp ý kiến hoàn thiện quy trình kỹ thuật và bàn giải pháp nhân rộng mô hình của dự án cho 38 người tham gia.
Kết quả của dự án đủ điều kiện để triển khai nhân rộng mô hình, mở rộng qui mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi, góp phần thúc đẩy phong trào nuôi thương phẩm phát triển. Thành công của dự án đã bổ sung thêm một đối tượng sản xuất giống thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế, góp phần chủ động con giống đảm bảo chất lượng cho phong trào nuôi thương phẩm phát triển đặc biệt là phát triển nuôi trong lòng hồ, thủy vực, hồ thủy điện mà hiện nay tỉnh Nghệ An đang rất quan tâm, là một trong 6 đối tượng thủy đặc sản thuộc đề án nuôi thủy đặc sản nội địa của tỉnh, từ đó khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả tiềm năng mặt nước lớn tại Nghệ An.
Trung Kiên
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn