Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án và chương trình hợp tác
Tham dự buổi tiếp còn có đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN gồm: Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc và Bà Jane Gerardo Abaya tại buổi tiếp
Đây là lần đầu tiên Bà Jane Gerardo Abaya đến thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Bà Jane Gerardo Abaya tham dự Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc lần thứ 13 tại Quảng Ninh; thăm và làm việc trên cương vị Giám đốc Ban Châu Á-Thái Bình Dương (IAEA) với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai và Viện Di truyền Nông nghiệp về Chương trình hợp tác kỹ thuật với IAEA và những kết quả đã đạt được.
Tại buổi tiếp, thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&CN, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã bày tỏ vui mừng được đón tiếp Bà Jane Gerardo Abaya đến thăm và làm việc tại Bộ KH&CN, chào mừng Bà Jane Gerardo Abaya đến tham dự Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc lần thứ 13; thăm và làm việc với các cơ quan liên quan tại Việt Nam.
Thứ trưởng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của IAEA cho Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và các lĩnh vực khác. IAEA đã hợp tác với Việt Nam thiết lập Trung tâm hợp tác IAEA về nước và môi trường của IAEA tại Việt Nam và mong muốn IAEA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc trong việc triển khai các hoạt động của Trung tâm.
"IAEA đã và đang cùng Việt Nam xây dựng và thực hiện các chương trình trình hợp tác ba bên giữa IAEA - Việt Nam - Lào và giữa IAEA - Việt Nam - Campuchia nhằm giúp Lào và Campuchia xây dựng hệ thống quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các ngành kinh tế - xã hội", Thứ trưởng cho hay.
Với việc Việt Nam và IAEA đã ký và thực hiện Chương trình khung quốc gia giai đoạn 2016-2021, Thứ trưởng mong muốn Bà Jane Gerardo Abaya tiếp tục ủng hộ Việt Nam thực hiện các dự án đang triển khai cũng như đăng ký các dự án mới giai tiếp theo, đặc biệt là Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân mới (RCNEST).
Thứ trưởng cho biết, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang ở mức ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững trong nhiều năm gần đây (GDP tăng trung bình 7%/năm), nên nhu cầu cho việc ứng dụng KH&CN hạt nhân là lớn và tăng liên tục. Đi kèm với đó sẽ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân trong việc bảo vệ, lưu giữ các nguồn phóng xạ. Về vấn đề này, Thứ trưởng mong muốn IAEA tiếp tục giúp Việt Nam phát triển ứng dụng bức xạ trong lĩnh vực y tế (phòng chống ung thư) và nông nghiệp (tạo giống bằng đột biến phóng xạ và chiếu xạ lương thực thực phẩm, trong đó có phương pháp SIT diệt côn trùng cây thanh long).
Toàn cảnh buổi tiếp
Bà Jane Gerardo Abaya gửi lời cảm ơn trân trọng đến Thứ trưởng đã dành thời gian tiếp đón Đoàn. Bà Jane Gerardo Abaya chúc mừng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc kể từ năm 1996 và nay đã là lần thứ 13. Đây thực sự là nỗ lực lớn của Bộ KH&CN đóng góp cho lĩnh vực công nghiệp hạt nhân của Việt Nam.
"Trong thời gian tới, IAEA sẽ tiếp tục có các hoạt động hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án hợp tác và sẽ có chương trình hỗ trợ kỹ thuật dành riêng cho công nghiệp hạt nhân của Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyên gia, chuyển giao tri thức, đặc biệt là phát triển triển ứng dụng bức xạ trong y tế và trong nông nghiệp", Bà Jane Gerardo Abaya nhấn mạnh
Thứ trưởng Phạm Công Tạc tặng Bà Jane Gerardo Abaya quà lưu niệm
Đại diện hai Bên chụp ảnh lưu niệm
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Tin khác
- Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lắp đặt thiết bị kiểm tra hệ số phản xạ gương ô tô
- Triển vọng chế tạo tấm pin mặt trời không chì từ vật liệu mới
- Đề xuất các mô hình, nghiên cứu các tính chất và ứng dụng của các trạng thái phi cổ điển
- Nghiên cứu phát triển pin lithium-ion được trao giải thưởng Nobel hóa học 2019
- Hệ vi khuẩn trên da cá mập bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng
- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KHCN phát triển sản xuất
- Lần đầu tiên, Israel bào chế được viên nang insulin
- Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất
- Sản xuất rượu từ không khí
- Đại học Thiên Tân phát triển robot hoàn toàn mềm đầu tiên trên thế giới
- Trầm tích đe dọa loài nước ngọt cỡ nhỏ nhiều hơn dòng thải phân bón
- Các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc tính bảo vệ của các vòng telomere
- Nghiên cứu hệ thống phân loại và tính đa dạng của các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) ở Việt Nam bằng phương pháp Hình thái học, Siêu âm và Sinh học phân tử
- Nobel Vật lý 2019 vinh danh nghiên cứu về vũ trụ
- Trải nghiệm công nghệ đỉnh cao về “trí tuệ nhân tạo và máy học” tại Techfest 2019
- Hội thảo khoa học: “Bảo đảm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam”
- Các nhà khoa học nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt hơn so với bê tông thông thường
- Vật liệu cấy ghép có khả năng tiêu diệt tới 98% vi khuẩn
- Có thể phát hiện người nghiện ma túy qua dấu vân tay