« Quay lại
Trầm tích đe dọa loài nước ngọt cỡ nhỏ nhiều hơn dòng thải phân bón
![]() |
Nhiều nghiên cứu tập trung định lượng hậu quả môi trường của dòng thải phân bón, nhưng nghiên cứu mới cho thấy sự tích tụ trầm tích từ ngành nông nghiệp là mối đe dọa lớn hơn đối với côn trùng, động vật giáp xác và các loài sinh vật không xương sống khác dưới nước có thể quan sát bằng mắt thường.
Nồng độ nitơ và phốt pho tăng cao trong các hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề, đáng chú ý là sự suy giảm oxy, tảo nở hoa sản sinh độc tố, nhưng những phát hiện mới nhất cho thấy trầm tích dư thừa đang làm thay đổi cơ bản nơi cư trú dưới sông của các loài sinh vật nước ngọt.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã khảo sát sức khỏe của quần thể sinh vật không xương sống có thể quan sát bằng mắt thường trong nhiều nguồn nước hoặc các môi trường nước ngọt khác.
"Đặc điểm sinh thái của các cộng đồng động vật không xương sống như nguồn thức ăn, thời gian sinh sản…, là chỉ số đáng tin cậy cho trạng thái sinh thái và cho phép chúng tôi xác định gián tiếp chất lượng môi trường sống dưới nước", Miguel Cañedo-Argüelles, chuyên gia sinh thái và thủy văn nước ngọt và là đồng tác giả nghiên cứu nói.
Khảo sát quần thể động vật không xương sống có thể quan sát bằng mắt thường cho thấy các hệ sinh thái đang bị suy thoái tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi dòng thải nitrat, nhưng phân tích kỹ lưỡng cho thấy sự tích tụ trầm tích, kết quả của việc thâm canh và phá rừng, là thủ phạm chính.
"Tình trạng nghèo nàn sinh thái sẽ không chỉ do độc tính nitrat mà do thiệt hại môi trường sống dưới nước bắt nguồn từ sự tích tụ trầm tích dưới sông do ảnh hưởng của nạn phá rừng và các phương thức nông nghiệp", Cañedo-Argüelles nói.
Phân bón dư thừa thúc đẩy sự phát triển của tảo và thảm thực vật nước ngọt khác, cũng như làm thay đổi thành phần hóa học của các tuyến đường thủy. Trong khi đó, trầm tích làm biến đổi thành phần vật lý của môi trường nước ngọt, phá vỡ môi trường nơi động vật không xương sống có thể quan sát bằng mắt thường và các loài sinh vật nước ngọt nhỏ khác sinh sống, sinh trưởng và sinh sản. Theo nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLOS One, đó là sự thay đổi vật lý của môi trường thông qua sự tích tụ trầm tích có hại nhất về mặt sinh thái.
Nhóm nghiên cứu mới hy vọng phát hiện sẽ khuyến khích các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh các quy định môi trường phù hợp. Hầu hết hướng dẫn giám sát môi trường tập trung vào mức độ nitrat và phốt pho thích hợp, nhưng theo Cañedo-Argüelles, nỗ lực giảm dòng chảy trầm tích cũng quan trọng để "bảo tồn môi trường sống và đặc điểm hình thái thủy văn tự nhiên của các con sông".
N.P.D (NASATI), theo https://www.upi.com/Science_News/2019/11/13/Sediment-is-a-greater-threat-to-small-freshwater-species-than-fertilizer-runoff/5051573672038/?sl=9, 13/11/2019
Tin khác
- Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lắp đặt thiết bị kiểm tra hệ số phản xạ gương ô tô
- Các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc tính bảo vệ của các vòng telomere
- Nghiên cứu hệ thống phân loại và tính đa dạng của các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) ở Việt Nam bằng phương pháp Hình thái học, Siêu âm và Sinh học phân tử
- Nobel Vật lý 2019 vinh danh nghiên cứu về vũ trụ
- Trải nghiệm công nghệ đỉnh cao về “trí tuệ nhân tạo và máy học” tại Techfest 2019
- Hội thảo khoa học: “Bảo đảm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam”
- Các nhà khoa học nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt hơn so với bê tông thông thường
- Vật liệu cấy ghép có khả năng tiêu diệt tới 98% vi khuẩn
- Có thể phát hiện người nghiện ma túy qua dấu vân tay
- Đại học Thiên Tân phát triển robot hoàn toàn mềm đầu tiên trên thế giới
- Triển vọng chế tạo tấm pin mặt trời không chì từ vật liệu mới
- Đề xuất các mô hình, nghiên cứu các tính chất và ứng dụng của các trạng thái phi cổ điển
- Nghiên cứu phát triển pin lithium-ion được trao giải thưởng Nobel hóa học 2019
- Hệ vi khuẩn trên da cá mập bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng
- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KHCN phát triển sản xuất
- Lần đầu tiên, Israel bào chế được viên nang insulin
- Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất
- Sản xuất rượu từ không khí