Nghiên cứu thực trạng nhiễm vi nấm (sinh độc tố aflatoxin), hiệu quả can thiệp trong một số vị thuốc đông dược tại tỉnh Nghệ An.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay bệnh do vi nấm thường gặp ở các nước kém phát triển có điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống chật chội ẩm ướt, tỷ lệ mắc từ 5-10%, có nơi > 10%. Một số bệnh nấm diễn biến rất phức tạp khó chẩn đoán như bệnh nấm phổi, bệnh nấm máu, bệnh nấm dịch não tủy và đặc biệt là ung thư gan nguyên phát do độc tố aflatoxin. Tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về sinh bệnh học, dịch tễ học về nấm nhất là vi nấm ký sinh trên các vị thuốc đông dược và kiến thức, thái độ, thực hành bảo quản của người hành nghề y học cổ truyền nhưng các yếu tố nguy cơ ô nhiễm mầm bệnh vi nấm thì rất cao... đã làm cho một tỷ lệ không nhỏ chế phẩm đông dược ô nhiễm mầm bệnh vi nấm, đây là căn nguyên nhân cơ bản gây ra các bệnh ung thư gan nguyên phát, suy gan, xơ gan, u phổi do nấm... do các chất độc sinh ra trong quá trình phát triển của nấm như aflatoxin.
Độc tố Aflatoxin
Với các nội dung chính cần được nghiên cứu bao gồm: Xác định tỷ lệ nhiễm nấm mốc sinh độc tố Aflatoxin và hàm lượng độc tố trong một số vị thuốc đông y tại Nghệ An; Đánh giá thực trạng bảo quản thuốc và kiến thức, thái độ, thực hành về bảo quản thuốc của người hành nghề đông y tại Nghệ An; Xây dựng bộ giải pháp và đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình bảo quản thuốc đông y tại một số cơ sở y tế. Đề tài đã thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu mô tả phân tích thực trạng nhiễm nấm và aflatoxin trong các vị thuốc đông dược.
Qua nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc bắc có nguồn gốc từ hoa, quả cao hơn các vị thuốc là thân, lá và củ với các tỷ lệ 34,43% so với 24,52% và 25,26%, p < 0,05, không có khác biệt về tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc nam có nguồn gốc từ hoa, quả so với thân lá và củ với các tỷ lệ 60,00% so với 63,64% và 63,20%, p > 0,05. Tỷ lệ nhiễm nấm chung ở các vị thuốc bắc và nam dược bằng kỹ thuật nuôi cấy nấm trong môi trường Sabouraud (n = 505) cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm bằng kỹ thuật nuôi cấy nấm trong môi trường Sabouraud là 51,8%. Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc bắc và các vị thuốc nam (45,53% so với 72,80%, với p < 0,01). Không có khác biệt về tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc bắc có nguồn gốc từ hoa, quả so với thân, lá và củ, với các giá trị 50,00% so với 45,16% và 44,24% với p > 0,05; Tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc nam có nguồn gốc từ củ rất cao 86,67% so với hoa, quả và thân lá nhiễm 67,50% và 69,09%, p < 0,05; Tỷ lệ nhiễm nấm chung trong các mẫu thuốc đông dược tương đối cao từ 47,91% đến 60,60%; Tỷ lệ nhiễm nấm trong các vị đông dược dược tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh cao nhất 60,60%.
Hiện nay vi nấm ký sinh trên các vị thuốc đông dược rất nguy hiểm
Qua nghiên cứu định tỷ lệ nhiễm nấm bằng kỹ thuật soi tươi và nuôi cấy trong môi trường Saboraud (n = 505) cho thấy tỷ lệ phát hiện nhiễm nấm bằng kỹ thuật nuôi cấy nấm trong môi trường Saboraud cao hơn tỷ lệ phát hiện nấm bằng kỹ thuật soi tươi, với các tỷ lệ 51,80% so với 34,46%.
Tỷ lệ mẫu thuốc đông dược nhiễm aflatoxin vượt tiêu chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT (n = 24) thấy rằng tỷ lệ mẫu thuốc đông dược nhiễm nấm mốc có hàm lượng aflatoxin vượt tiêu chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT (≥ 0,5bpp) là 66,66%(16/24). Trong các mẫu thuốc đông dược có nhiễm aflatoxin thì tỷ lệ các vị thuốc nam chiếm 81,25%(13/16), các vị thuốc bắc 18,75%(3/16).
Kết quả điều tra thực trạng các nhà kho bảo quản thuốc đông dược (n =20) cho thấy 100% tiêu chí đạt yêu cầu. Công tác đầu tư cho cơ sở vật chất của các bệnh viện tỉnh Nghệ An là rất tốt. Trang thiết bị bảo quản thuốc đông dược, số bệnh viện có thiết kế giá để thuốc và trên các giá để thuốc đều có hộp đựng có lắp kín và ghi nhãn đều đạt 100%. Kiến thức, thái độ, thực hành bảo quản thuốc đông dược của các bộ y tế hành nghề đông dược tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An có từ 80,0% đến 100,0% hiểu biết nguyên nhân thuốc đông dược bị nhiễm nấm (bị mốc) là do: Nhiệt độ (t°) cao, độ ẩm cao, độ thông gió kém, thiếu ánh sáng, không được định kỳ kiểm tra, phơi, sao, sấy và thiếu phương tiện bảo quản; Có 95% hiểu người sử dụng thuốc đông dược nhiễm nấm (bị mốc) sẽ bị bệnh, 85% hiểu được bệnh do nấm là qua con đường ăn, uống; Chỉ có 25% kể tên được một số nấm trong các vị thuốc đông dược, 25% hiểu được một số bệnh do nấm có thể điều trị khỏi. Qua điều tra các yếu tố về thực hành phòng chống nhiễm nấm cho thuốc đông dược cho thấy 100% số người được phỏng vấn trả lời có kiểm tra định kỳ nhà kho, thiết bị bảo quản thuốc và tình trạng thuốc. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ có kiểm tra thuốc hằng ngày là 0,0%; Có 25% hủy thuốc khi thuốc bị nhiễm nấm nhẹ và 75% hủy thuốc khi thuốc bị nhiễm nấm nặng (nấm mọc thành đám). Các yếu tố về phòng chống tác hại của nấm cho cá nhân cho thấy có 25% số cán bộ được phỏng vấn trả lời có sử dụng thuốc đông dược ngâm rượu, trong đó 100% là nam giới; Số lần sử dụng rượu ngâm hằng ngày chiếm 80%, 100% kiểm tra chất lượng thuốc trước khi sử dụng và 100% số cán bộ y tế được hỏi nếu có bệnh do nấm sẽ đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Nâng cao trình độ chuyên môn trong hoạt động về y học cổ truyền là việc rất cần thiết
Với những thực trạng đó, đề tài đã xây dựng bộ giải pháp mô hình bảo quản thuốc đông y tại các cơ sở y tế bao gồm giải pháp về chính sách, nguồn nhân lực, quy trình bảo quản, quản lý thuốc, trang thiết bị; Xây dựng mô hình bảo quản thuốc... Sau can thiệp 12 tháng cho thấy hiệu quả giảm tình trạng nhiễm nấm ở các vị thuốc đông dược là 63,34%. Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm nấm trước can thiệp và sau can thiệp ở các mẫu thuốc đông dược tại các bệnh viện là: Đa khoa Thành phố Vinh (60,47% so với 30,23%, p<0,05); Đông y tỉnh Nghệ An (48,53% so với 13,23%, p<0,05); Đa khoa Qùy Châu (52,23% so với 19,25%, p < 0,01); Đa khoa Quỳnh Lưu (50,00% so với 17,19%, p < 0,05); Hiệu quả can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc tại các bệnh viện tương đối cao từ 50% đến 72,73%.
Kết quả của đề tài đã cho thấy một bức tranh tổng thể về thực trạng nhiễm nấm và độc tố do nấm sinh ra trong các vị thuốc đông dược. Mặt khác, kết quả của đề tài cũng phản ánh thực trạng về mặt bằng chuyên môn cũng như kiến thức, thực hành của đội ngũ cán bộ y tế hoạt động chuyên môn y học cổ truyền. Đây là những con số có nhiều ý nghĩa trong công tác định hướng can thiệp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tại các bệnh viện./.
Mai Thơ
Tin khác
- Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lắp đặt thiết bị kiểm tra hệ số phản xạ gương ô tô
- Triển vọng chế tạo tấm pin mặt trời không chì từ vật liệu mới
- Đề xuất các mô hình, nghiên cứu các tính chất và ứng dụng của các trạng thái phi cổ điển
- Nghiên cứu phát triển pin lithium-ion được trao giải thưởng Nobel hóa học 2019
- Hệ vi khuẩn trên da cá mập bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng
- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KHCN phát triển sản xuất
- Lần đầu tiên, Israel bào chế được viên nang insulin
- Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất
- Sản xuất rượu từ không khí
- Đại học Thiên Tân phát triển robot hoàn toàn mềm đầu tiên trên thế giới
- Trầm tích đe dọa loài nước ngọt cỡ nhỏ nhiều hơn dòng thải phân bón
- Các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc tính bảo vệ của các vòng telomere
- Nghiên cứu hệ thống phân loại và tính đa dạng của các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) ở Việt Nam bằng phương pháp Hình thái học, Siêu âm và Sinh học phân tử
- Nobel Vật lý 2019 vinh danh nghiên cứu về vũ trụ
- Trải nghiệm công nghệ đỉnh cao về “trí tuệ nhân tạo và máy học” tại Techfest 2019
- Hội thảo khoa học: “Bảo đảm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam”
- Các nhà khoa học nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt hơn so với bê tông thông thường
- Vật liệu cấy ghép có khả năng tiêu diệt tới 98% vi khuẩn
- Có thể phát hiện người nghiện ma túy qua dấu vân tay