Mô hình chăn nuôi dế thương phẩm ở huyện Con Cuông
Những năm gần đây, huyện Con Cuông là một trong những huyện miền núi có nhiều mô hình dự án phát triển thành công nhờ tận dụng được các mô hình đất đai, nguồn nước cùng với sự nhạy bén của người dân, biết cách nắm bắt nhu cầu của thị trường đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây. Đặc biệt là các mô hình chăn nuôi mới đã và đang được chú trọng và phát triển, mang lại nền kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm cho người dân của huyện.
Tại xã Lục Dạ, chàng thanh niên cán bộ Đoàn - Lộc Văn Truyền có niềm đam mê làm kinh tế từ nhỏ là người tiên phong trong việc đưa giống dế về nuôi thử nghiệm tại địa phương. Để thực hiện mô hình, anh đã theo dõi tìm hiểu các tin tức về các mô hình kinh tế hộ, đặc biệt là mô hình nuôi dế trên các phương tiện truyền thông. Nhận thấy đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, không tốn nhiều công chăm sóc mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao nên anh đã tìm hiểu kỹ về kỹ thuật nuôi dế. Vào cuối năm 2018 vừa qua, anh đã quyết định đầu tư mua giống gồm các khay trứng về nuôi thử nghiệm bằng cách cho ấp nở thành con, sau thời gian nuôi 3 tháng, anh đã bán được 20kg dế thành phẩm. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, thấy dễ rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh nên anh bắt đầu xây dựng chuồng trại mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Chuồng trại nuôi dế được anh Truyền xây bằng xi măng, thiết kế thoáng mát hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Các bể xi măng được phân ra thành từng ô, diện tích mỗi ô từ 2-2.5 mét vuông.
Mô hình nuôi dế đang là hướng đi mới dễ phát triển
Hiện tại, anh đã có hàng vạn con dế, đã tiêu thụ ra thị trường cả dế giống lẫn dế thương phẩm với hiệu quả khả quan mặc dù thu nhập ban đầu chưa cao. Vì đây là mô hình nuôi dế đầu tiên tại địa phương nên anh cũng đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu cách chăm sóc cũng như học hỏi kinh nghiệm. Vượt qua mọi khó khăn ban đầu, giờ đây anh đã nắm chắc kỹ thuật cũng như thành thạo trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng loài dế này.
Dế là một loài rất dễ nuôi trong môi trường sạch
Chia sẻ bí quyết chăm sóc, anh Truyền cho biết: "Vì được nuôi trong môi trường tự nhiên nên dế sẽ ít dịch bệnh nên không tốn nhiều công chăm sóc. Chuồng nuôi phải đảm bảo yên tĩnh, mát mẻ và phải có nắp đậy che chắn loài các loài côn trùng gây hại cần chú ý như kiến, thạch sùng. Thức ăn rất dễ kiếm, tận dụng được nguồn thực phẩm có sẵn chủ yếu là lá đu đủ, cỏ, cám ngô, rau xanh… Hằng ngày, cần phun sương giữ ẩm cho dế uống nước, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Bên cạnh đó, dế là loài vật rất nhạy cảm với hóa chất và mùi lạ nên đòi hỏi môi trường sống phải sạch sẽ, thoáng mát, thức ăn phải sạch và không bị nhiễm thuốc hóa học. Vào mùa sinh sản, dế có cánh lớn, cần có một màng lưới để phủ lên nắp chuồng nhằm tránh dế có thể bay ra ngoài và bố trí các khay trứng đặt vào trong ô chuồng để dế đẻ, các khay cát phải đủ độ ấm để trứng dế có thể phát triển tốt.
Có thể nói, mô hình nuôi dế của anh Truyền là một mô hình táo bạo, khá mới mẻ, dám nghĩ dám làm ngay tại địa phương. Góp phần mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, để phong trào sản xuất tự phát của người dân được phát triển bền vững thì rất cần sự quan tâm của các cấp ngành địa phương trong vai trò định hướng, là cầu nối trong việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân cũng như cần tích cực trong việc vận động các hộ học hỏi mô hình nhằm mở rộng hơn nữa các mô hình có hiệu quả, phát triển kinh tế địa phương./.
Võ Vinh
Tin khác
- Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lắp đặt thiết bị kiểm tra hệ số phản xạ gương ô tô
- Triển vọng chế tạo tấm pin mặt trời không chì từ vật liệu mới
- Đề xuất các mô hình, nghiên cứu các tính chất và ứng dụng của các trạng thái phi cổ điển
- Nghiên cứu phát triển pin lithium-ion được trao giải thưởng Nobel hóa học 2019
- Hệ vi khuẩn trên da cá mập bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng
- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KHCN phát triển sản xuất
- Lần đầu tiên, Israel bào chế được viên nang insulin
- Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất
- Sản xuất rượu từ không khí
- Đại học Thiên Tân phát triển robot hoàn toàn mềm đầu tiên trên thế giới
- Trầm tích đe dọa loài nước ngọt cỡ nhỏ nhiều hơn dòng thải phân bón
- Các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc tính bảo vệ của các vòng telomere
- Nghiên cứu hệ thống phân loại và tính đa dạng của các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) ở Việt Nam bằng phương pháp Hình thái học, Siêu âm và Sinh học phân tử
- Nobel Vật lý 2019 vinh danh nghiên cứu về vũ trụ
- Trải nghiệm công nghệ đỉnh cao về “trí tuệ nhân tạo và máy học” tại Techfest 2019
- Hội thảo khoa học: “Bảo đảm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam”
- Các nhà khoa học nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt hơn so với bê tông thông thường
- Vật liệu cấy ghép có khả năng tiêu diệt tới 98% vi khuẩn
- Có thể phát hiện người nghiện ma túy qua dấu vân tay