Diễn Châu với mô hình khảo nghiệm giống Phúc Thái 168, KHW3301 tại Diễn Tân
Việc nghiên cứu, du nhập các giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu được sâu bệnh, thời tiết, thích ứng rộng là nhiệm vụ cấp thiết đòi hỏi từ thực tế sản xuất. Được sự đồng ý của UBND huyện Diễn Châu, vừa qua, Công ty CP Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Trạm Khuyến nông Diễn Châu xây dựng mô hình "Khảo nghiệm giống lúa Phúc Thái 168 và KHW3301" tại xã Diễn Tân.
Phúc Thái 168 là giống lúa đã tham gia hệ thống khảo nghiệm quốc gia
Phúc Thái 168 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty CPHH Giống cây trồng Khoa Hội, Phúc Kiến, Trung Quốc (Công ty Khoa Hội) phối hợp với Thaibinhseed lai tạo. Trước khi đưa về các địa phương làm mô hình khảo nghiệm, Phúc Thái 168 đã tham gia hệ thống khảo nghiệm quốc gia. Thời gian sinh trưởng: vụ Xuân 120 - 130 ngày; sinh trưởng phát triển khoẻ, cứng cây, đẻ nhánh khá gọn, lá đòng nửa thẳng, xanh vừa, bản lá trung bình; chịu thâm canh cao; ít nhiễm đạo ôn, nhiễm bạc lá và khô vằn nhẹ; hạt thon dài, mỏ vẹo; năng suất trung bình đạt 70 - 75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 85 tạ/ha; chất lượng gạo ngon, hạt gạo trong, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ. Giống lúa Phúc Thái 168 phù hợp với chân đất vàn và vàn thấp. Theo ông Nguyễn Văn Lập, PGĐ Sở NN&PTNT Nghệ An, đây là giống lúa lai chất lượng cao giống lúa Thái Xuyên 111. Ngoài các ưu điểm về năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh... Phúc Thái 168 còn có thêm 2 ưu điểm là dễ gieo trồng và ngắn ngày hơn Thái Xuyên 111 khoảng 7 ngày, giá lúa giống cũng thấp hơn nên khi được công nhận chính thức sẽ có nhiều cơ hội để các địa phương nhân ra diện rộng.
Giống lúa KHW3301 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty CPHH Giống cây trồng Khoa Hội, Phúc Kiến, Trung Quốc (Công ty Khoa Hội) lai tạo. Thời gian sinh trưởng: vụ Xuân 120 - 130 ngày; chiều cao cây 100 cm, sinh trưởng phát triển khoẻ, cứng cây, đẻ nhánh khá gọn, lá đòng nửa thẳng, xanh vừa, bản lá trung bình; chịu thâm canh cao; ít nhiễm đạo ôn, nhiễm bạc lá và khô vằn nhẹ; hạt bầu dài; mỏ tím thẳng; hạt xếp xít trung bình; năng suất trung bình đạt 70 - 75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 80 tạ/ha; chất lượng gạo trung bình, hạt gạo trong, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ. Giống lúa KHW3301 phù hợp với chân đất vàn và vàn thấp.
Giống lúa KHW3301 được triển khai khảo nghiệm tại Diễn Châu
Mô hình triển khai tại Phú Hậu xã Diễn Tân với diện tích 2,5 ha giống Phúc Thái 168 và 0,5 ha giống KHW3301, giống đối chứng là Nhị ưu 838.
Cơ cấu giống và thời vụ được tuân thủ theo đề án của UBND xã và giống sử dụng trong mô hình là Phúc Thái 168, KHW3301.
Quá trình triển khai mô hình, 100% nông dân có ruộng nằm trong khu vực thực hiện mô hình đều tham gia và đã được tập huấn để thực hiện theo các nguyên tắc của mô hình. Đồng thời, luôn có cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ cơ sở thường xuyên bám sát theo dõi việc thực hiện các nội dung của mô hình đề ra. Địa phương cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công mô hình. Mật độ cấy là 40 khóm/m2, số dảnh/khóm: 1-2 dảnh/khóm. Việc bón phân tuân thủ theo hướng dẫn: Lượng bón, phương pháp bón của mô hình và ruộng đối chứng không có sự khác nhau và đều làm theo phương pháp bón truyền thống của bà con nông dân địa phương.
Kết quả, giống Phúc Thái 168 có thời gian sinh trưởng 120 ngày, ngắn hơn Nhị ưu 838 là 8 ngày, giống KHW3301 có thời gian sinh trưởng 125 ngày, ngắn hơn Nhị Ưu 838 là 3 ngày. Như vậy, qua khảo nghiệm cho thấy, giống Phúc Thái 168 và KHW3301 sinh trưởng phát triển khỏe, khả năng đẻ nhánh tương đương Nhị ưu 838, chiều cao cây thấp hơn hoặc tương đương Nhị Ưu 838. Qua thực tế cũng cho thấy, giống lúa Phúc Thái 168 và KHW3301 nhiễm bệnh Đạo ôn, Khô vằn và Bạc lá nhẹ hơn Nhị ưu 838. Khả năng chống đổ tương đương Nhị ưu 838. Giống Phúc Thái 168 là giống có dạng hình cây khỏe, mức độ đẻ khá, gạo ngon chịu thâm canh bước đầu cho thấy dễ sản xuất. Giống KHW3301 đẻ nhánh khỏe, dạng hình cứng cây, bộ lá gọn, phù hợp với nhiều chất đất. Thời gian sinh trưởng trung ngày (dài hơn so với Phúc Thái 168 khoảng 5 ngày). Cả hai giống Phúc Thái 168 và KHW3301 đều trổ nhanh và gọn độ thuần giống cao. Năng suất giống KHW3301 đạt 72,6 tạ/ha và giống Phúc Thái 168 đạt 75,8 tạ/ha cao hơn Nhị ưu 838 từ 3,8-7,0 tạ/ha. Đặc biệt, giống lúa Phúc Thái 168 và KHW3301 phù hợp với canh tác của đại phương; giống Phúc Thái và KHW3301 đều có khả nặng chống chịu sâu bệnh tốt.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tham quan mô hình
Hiệu quả kinh tế của giống Phúc Thái 168: Tổng chi cho 1ha bao gồm: Giống 3.120.000, Phân chuồng 12.000.000, Đạm Ure 1.260.000, Kaly 1.120.000, NPK 8-10-3 là 2.700.000 và Thuốc BVTV 400.000. Như vậy, tổng chi cho 1ha là 20.600.000. Tổng thu: 7,58 tấn x 6.500.000đ/tấn = 49.270.000. Lãi 28.670.000đ/ha. Hiệu quả kinh tế của giống Nhị ưu 838: Tổng chi cho 1ha bao gồm: Giống 1.440.000, Phân chuồng 12.000.000, Đạm Ure 1.260.000, Kaly 1.260.000, NPK 8-10-3 là 2.400.000 và Thuốc BVTV 400.000. Như vậy, tổng chi cho 1ha là 18.760.000. Tổng thu: 6,88 tấn x 6.000.000đ/tấn = 41.280.000. Lãi 22.520.000đ/ha. Khi tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy: Giống Phúc Thái 168 cho lãi 6.150.000 đồng/ha, giống KHW3301 cho lãi 430.000 đồng/ha so với giống đối chứng Nhị ưu 838.
Qua kết quả thực hiện mô hình khảo nghiệm giống Phúc Thái 168 và KHW3301 tại xã Diễn Tân cho thấy: Giống lúa Phúc Thái 168 và KHW3301 có thời gian sinh trưởng ngắn (120-125 ngày) ngắn hơn Nhị Ưu 838 từ 3-8 ngày, phù hợp với canh tác của địa phương; Giống Phúc Thái 168 và KHW3301 đều có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt trong cánh đồng khảo nghiệm vụ xuân 2017; Giống Phúc Thái 168 và KHW3301 khả năng cho gạo ngon, gạo chất lượng; Giống Phúc Thái 168 và KHW3301 có năng suất đạt 72,6-75,8 tạ/ha cao hơn Nhị ưu 838 từ 7-10% và cao hơn năng suất bình quân đại trà 10-12%.
Giống Phúc Thái 168 và KHW3301bước đầu được bà con nông dân đánh giá cao. Đây là giống lúa có nhiều triển vọng thay thế các giống lúa lai khác nên tổ chức nhiều mô hình khảo nghiệm hơn nữa để đánh giá thêm những đặc tính ưu việt và năng suất của giống Phúc Thái 168 và KHW3301 trong vụ đông xuân cũng như vụ hè để đánh giá chính xác hơn nữa trước khi triển khai đại trà./.
Đặng Trọng Xuyến
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”