Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị tách mù trong khí thải của các nhà máy sản xuất HCl
Thiết bị tách giọt, tách mù là bộ phận không thể tách rời khỏi công nghệ sản xuất của các nhà máy hóa chất. Ở nước ta hiện chưa có cơ sở nghiên cứu nào triển khai nghiên cứu cũng như chế tạo thử nghiệm để ứng dụng vào sản xuất thiết bị tách giọt loại mới có khả năng ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra hồ sơ thiết kế thiết bị tách giọt điển hình có khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất của các nhà máy sản xuất hóa chất và phân bón, sẽ góp phần kiểm soát ô nhiễm từ các dòng khí thải có chứa các hạt mù như H2SO4, HCl, hơi nước… Vì thế, năm 2017, nhóm nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất do ThS. Ngô Quốc Khánh làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị tách mù trong khí thải của các nhà máy sản xuất HCl".
Một số kết quả của đề tài:
- Đã nghiên cứu cơ chế của quá trình tách mù, nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt mù tạo thành do các quá trình cơ học và hóa học.
- Đã nghiên cứu ảnh hưởng của tổn thất áp suất đến quá trình tách mù
- Đã xây dựng được hồ sơ thiết kế chế tạo thiết bị tách mù và chế tạo thành công thiết bị hấp thụ cũng như xây dựng dây chuyền công nghệ và lắp đặt tại hiện trường để tổ chức tiến hành thí nghiệm, đánh giá hiệu quả của thiết bị.
- Đã tiến hành chạy thử thử nghiệm tại hiện trường, hiệu chỉnh các thông số công nghệ kỹ thuật phù hợp với hiệu suất tách mù tối ưu nhất.
- Đã xây dựng quy trình vận hành và đánh giá khả năng áp dụng vào thực tế.
Cụ thể, từ mô hình thí nghiệm pilot đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách mù. Tiến hành tối ưu hóa và đã xác định được giá trị cao nhất của hiệu suất xử lý là 94,35% tại tổn thất áp suất là 110mm H2O
Kết quả nghiên cứu giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước nội địa hóa thiết bị vào thị trường Việt Nam, cũng như gián tiếp góp phần nâng cao hiệu quả thu hồi cấu tử quý và giảm giá thành sản phẩm.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15428) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASAT
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”