CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỚI CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Về lĩnh vực trồng trọt
Giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp có thể áp dung công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh một số giống cây trồng cho chất lượng giống sạch bệnh và đồng đều, nhân giống có gen quý hiếm…; Sử dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất: nấm, vi sinh vật, nấm men trong phòng trừ dịch hại, cải tạo đất và sản xuất các sản phẩm an toàn, hữu cơ. Vi sinh vật cố định Nito trong đất, tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azoterbacter, Rhizobiu, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella, …Vi sinh vật phân giải lân khó tan như: Aspergillus niger, Pseudomonas sp, Bacillus sp và một số loài sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây (Micorhiza sp)…
Giải pháp ứng dụng các quy trình, biện pháp kỹ thuật sản xuất mới nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm như: quy trình SRI, IPM, ICM, 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa; quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP, sản xuất hữu cơ; công nghệ chiếu sáng cho thanh long, hoa cúc…
Song song, cần sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu trong nước và xuất khẩu; Sử dụng phân bón, vật tư mới an toàn chất lượng sản phẩm: các loại phân bón hữu cơ, phân bón tổng hợp chậm tan, thuốc BVTV sinh học… Giải pháp sử dụng công nghệ mới như: công nghệ tưới nước tiết kiệm, bón phân qua dung dịch, công nghệ nhà lưới, nhà màn… Giải pháp ứng dụng các công nghệ bảo quản như: bảo quản lạnh, bảo quản bằng màng phủ, bảo quản bằng CO2; Công nghệ chiếu xạ, công nghệ bảo quản lạnh Hyokan (công nghệ điện trường)… Các công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp: chế biến khoai tây, chế biến nước dứa, nước chanh leo, ép nước cam; Giải pháp ứng dụng các công nghệ sấy: sấy khô tự nhiên, sấy đối lưu, sấy vi sóng để sấy khô hạt và hạt giống, sấy chuối, mít, xoài… Giải pháp tổ chức sản xuất: hình thành các HTX sản xuất chuyên canh, tổ hợp tác sản xuất; tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn… nhằm ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa trong làm đất, gieo trồng, thu hoạch, chế biến,… Giải pháp thị trường: hình thành vùng sản xuất chuyên canh sản phẩm có chứng nhận chất lượng; xây dựng chứng nhận chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm; cấp mã số vùng trồng, truy suất nguồn gốc sản phẩm… Liên kết với doanh nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi.
Áp dung công nghệ chế biến thực phẩm tiên tiến
2. Lĩnh vực lâm nghiệp
Về giống, cần nhiều giống cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao được sử dụng trong sản xuất như: các dòng Keo lai mô: BV10, BV16, BV32, Keo lá tràm, Keo tai tượng nhập Úc; bạch đàn lai mô. Đặc biệt, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và thâm canh cây rừng được áp dung trong sản xuất: trồng thuần loài có chăm sóc, bón phân, tỉa cành và áp dụng cơ giới hóa trong trồng rừng (máy cày, máy đào hố..);
3. Về lĩnh vực chăn nuôi
3.1. Giống vật nuôi:
Ngoài việc nghiên cứu nhập bổ sung các nguồn giống cao sản, giống chất lượng của nước ngoài, cần tập trung phục tráng, nhân thuần các giống bản địa có nguồn gen tốt cung cấp vật liệu di truyến để nhân giống, lai tạo các công thức giống thương phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất của từng phân khúc thị trường khác nhau cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể: Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo. Bình tuyển chọn lọc đàn trâu, đàn dê, cừu trong sản xuất tạo đàn cái nền và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống trong sản xuất, thực hiện tốt giải pháp đảo đực giống giữa các vùng nhằm tránh tình trạng cận huyết và phát huy ưu thế lai. Quản lý giống lợn, giống gia cầm theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Chọn lọc, cải tiến, nhân thuần nâng cao năng suất, chất lượng các giống lợn, gia cầm bản địa có nguồn gen quí; nhập nội bổ sung giống gốc các giống lợn, gia cầm cao sản trong nước chưa có hoặc còn thiếu. Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở, chất lượng đực giống lợn.
3.2. Về công nghệ
Tăng cường sản xuất cây thức ăn thô xanh và chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông, công nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp (TMR) chăn nuôi, vỗ béo gia súc ăn cỏ trong các trang trại và nông hộ, nhất là cung cấp đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, mùa khô cho cho đàn gia súc ăn cỏ ở các tinh vùng cao. Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. Khuyên khích phát triển việc áp dụng công nghệ sinh học trong chế biến các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hữu cơ. Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại vật tư, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhất thiết phải áp dụng quy trình sản xuất GMP, ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP… đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi tập trung. Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi khép kín các khâu, đảm bảo người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất được các sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả, gồm: xây dựng mô hình chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ và trang trại; đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý và đào tạo công nhân kỹ thuật chăn nuôi. Hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định, công nhận chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm xử lý môi trường, nhằm đưa nhanh giống mới, vật tư chăn nuôi, thú y có chất lượng phục vụ kịp thời cho sản xuất.
4. Về lĩnh vực thủy sản
Đối với nuôi trồng thủy sản phải ứng dụng giải pháp công nghệ kỹ thuật sản xuất các loại giống thủy sản nước mặn lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, ngao, hầu, vẹm, cá biển…) có giá trị kinh tế cao thích ứng với biến đổi khí hậu, nắng nóng, xân nhập mặn. Công nghệ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP, công nghệ vi sinh, công nghệ Biofloc đảm bảo an toàn thực phẩm; Công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn đem lại hiệu quả kinh tế cao; Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú vụ thu đông trong nhà kính; Công nghệ nuôi cá biển bằng lồng HDPE đảm bảo an toàn chịu được bão cấp 12 trên biển, đảo. Công nghệ nuôi cá biển, cua, ngao, sò, trồng rong biển… trong ao đầm nước lợ theo VietGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm. Công nghệ nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt (trắm cỏ, cá chép, cá trắm đen, cá lăng, cá rô phi, diêu hồng,…) trong ao và lồng bè theo VietGAP đảm bảo an toàn thực phẩm; Công nghệ nuôi lươn không bùn trong bể xi măng/ lót bạt.
Công nghệ đông tức thời được áp dụng hiệu quả trong khai thác thủy sản
Đối với Khai thác thủy sản phải ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lắp máy dò ngang phát hiện đàn cá để tăng năng suất đánh bắt đem lại hiệu quả cao. Ứng dụng công nghệ hầm bảo quản thủy sản bằng vật liệu polyurethane cho hầm bảo quản sản phẩm trên tầu khai thác hải sản xa bờ. Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản bằng máy sản xuất đá tuyết trên tầu khai thác hải sản xa bờ. Ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức khai thác theo tổ đội nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hải sản.
PGS.TS. Lê Quốc Thanh
Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”