Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên TPP đến năm 2025
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng và với việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bên cạnh những cơ hội thì ngành thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn thách thức khi xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang các quốc gia thành viên TPP nói riêng. Mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng khá, song phần lớn mới chỉ là tăng về lượng, xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô, sơ chế, hàm lượng chế biến thấp, do có giá trị gia tăng xuất khẩu thấp, năng lực cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam còn thấp và chậm được cải thiện. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu, hàng thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu riêng và thường xuất khẩu ủy thác hoặc qua trung gian. Khả năng đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng và môi trường theo cam kết trong các cam kết hội nhập còn nhiều hạn chế…
Vì thế, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chiến lược Chính sách Công thương do TS. Phạm Nguyên Minh làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên TPP đến năm 2025".
Đề tài được thực hiện từ 1/2017 đến tháng 12/2017 và đã thu được những kết quả chính sau:
1. Hệ thống hóa và xác lập cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của một quốc gia, trong đó đã làm rõ khái niệm, nội dung, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của một quốc gia.
2. Lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, của Malaysia xuất khẩu thủy sản sang Singapore - đây là hai nước có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam để rút ra bài học gợi mở cho Việt Nam. Có thể thấy, một trong những kinh nghiệm thành công nhất của các nước mà Việt Nam có thể tham khảo, đó là thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản. Thái Lan và Malaysia đã thành công trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thủy sản là nhờ tiến hành đồng thời cả các hoạt động thúc đẩy phát triển nguồn cung trong nước cũng như kích thích nhu cầu của các thị trường nhập khẩu thủy sản. ðối với việc kích thích phát triển nguồn cung thủy sản, Thái Lan và Malaysia đều tập trung vào các biện pháp như ưu đãi, khuyến khích các dự án đầu tư và miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng thủy sản xuất khẩu… Hai nước cũng thực hiện kích cầu nhập khẩu thủy sản của các nước thông qua tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu về hàng thủy sản, doanh nghiệp chế biến thủy sản ở các thị trường nhập khẩu; tăng cường ký kết tham gia các FTA song phương, đa phương; xây dựng các Trung tâm thương mại để trưng bày, giới thiệu hàng hóa tại các thị trường nhập khẩu; tăng cường tổ chức sự kiện, tham gia hội chợ, triển lãm hàng thủy sản tại thị trường nhập khẩu…
3. Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên TPP thời gian qua cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Thực trạng cho thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước TPP năm 2016 đạt khoảng 3 tỷ USD, chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng mới chỉ tập trung vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản. Các thị trường khác trong TPP, kể cả thị trường đứng thứ ba và thứ tư như Canada và Australia, chiếm tỷ trọng không lớn trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang TPP. Mặc dù có tiềm năng xuất khẩu cao, Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nhập khẩu thủy sản của các nước TPP. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm thay đổi, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nguyên liệu và sơ chế, các mặt hàng xuất khẩu chế biến có giá trị gia tăng cao vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt ở phân khúc bán lẻ cho người tiêu dùng… Những yếu kém này cần thiết phải có các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên TPP.
4. Phân tích thực trạng thúc ñẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một số nước thành viên lựa chọn là Canada, Nhật Bản, Austrlia - ñây là những thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam trong TPP. Bên cạnh việc ñánh giá tiềm năng thị trường các nước, nhóm tác giả cũng ñi sâu phân tích về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước này, ñặc biệt là các chính sách, biện pháp của các nước ñối với hàng thủy sản nhập khẩu.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15208) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”