Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc
Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô là những loài có tính năng dược lý quý, đang bị khan hiếm dần, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và hiện đã đang được quan tâm nhiều ở trong nước. Nhu cầu phát triển loài cây này là rất cấp bách, trước mắt là nhằm bảo tồn loài, ngăn chặn nguy cơ thất thoát nguồn gen, về lâu dài là phát triển và nhân rộng về số lượng để cung cấp nguyên liệu làm thuốc, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân và cộng đồng. Có thể nói rằng, việc khai thác và phát triển hai loài cây này đã được nhận thức rõ hơn và được nâng lên ở tầm quan trọng mới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này ở nước ta còn ít ỏi và tản mạn, nên chưa đủ cơ sở khoa học cho việc khai thác và phát triển bền vững, có hiệu quả cao loài Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô. Điều này có thể là do chưa có đủ các dẫn liệu cần thiết về đặc điểm sinh học, phân bố và sinh thái học của loài Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô, chưa phân chia được điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho hai loài cây này, nên chưa thúc đẩy sản xuất phát triển hai loài cây theo hướng có hiệu quả cao và hợp sinh thái. Các kỹ thuật về nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm của hai loài mới được đề cập ở mức độ sơ khai, có giá trị tham khảo, nhưng chưa đủ cơ sở để qui trình hóa và tiêu chuẩn hóa và còn thiếu các mô hình thực nghiệm và sản xuất kinh doanh, nên chưa đủ cơ sở và điều kiện kỹ thuật cho chuyển giao, nhân rộng trong thực tiễn sản xuất.
Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, nhóm nghiên cứu do ThS. Nguyễn Quang Vĩnh, Vườn Quốc gia Hoàng Liên, UBND Tỉnh Lào Cai, đứng đầu phối hợp với trường Đại học Lâm Nghiệp và Viện Dược liệu thực hiện đề tài: "Khai thác và phát triển nguồn gen cây Tam thất hoang (Panax stipulealatus Tsai & K.M. Feng) và Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc".
Mục tiêu chính của Đề tài là nhằm xây dựng được bộ tiêu chuẩn cây giống gốc và bộ tiêu chuẩn dược liệu Tam thất hoang và Hoàng liên Ô rô; xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản dược liệu Tam thất hoang và Hoàng liên Ô rô; xây dựng được vườn giống gốc, vườn nhân giống Tam thất hoang cung cấp đủ lượng giống trồng trên diện tích 1 ha; sản xuất 0,5 tấn nguyên liệu; xây dựng được vườn giống gốc, vườn nhân giống Hoàng liên Ô rô cung cấp đủ lượng giống trồng trên diện tích 3 ha Hoàng liên Ô rô, sản xuất 3 tấn nguyên liệu.
Sau một thời gian thực hiện, Đề tài đã thực hiện đúng và đủ các nội dung theo thuyết minh và hợp đồng với Bộ KH&CN ký ngày 1/1/2013. Trong đó có:
- 4 sản phẩm dạng 1 (vườn giống gốc, vườn nhân giống, vườn sản xuất, dược liệu đạt tiêu chuẩn cơ sở)
- 3 sản phẩm dạng II (Tư liệu về nguồn gen, tiêu chuẩn dược liệu cơ sở, quy trình nhân giống và trồng trọt Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô)
- 5 sản phẩm dạng III (Bài báo, sách chuyên khảo và sản phẩm khác)
Có thể thấy, Đề tài đã xác định được lai lịch thực vật, định danh, xây dựng và hoàn thiện được các tiêu chuẩn giống, quy trình nhân giống, quy trình sản xuất, thu hoạch và sơ chế hai loại dược liệu Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô. Đã ứng dụng các quy trình trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô vào thực tế sản xuất, làm chủ công nghệ sản xuất, làm chủ vùng nguyên liệu và nguồn nguyên liệu. Đã bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn dược liệu Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô, bổ sung các chỉ tiêu định lượng hoạt chất, kim loại nặng, định tính dược liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tạo ra một lượng nguyên liệu nhất định cung cấp cho thị trường dược liệu Sa Pa nói riêng, Lào Cai nói chung.
Trong tương lai dự kiến nhiệm vụ có thể chuyền giao các quy trình cho người dân để ứng dụng vào sản xuất đại trà với nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu đúng loài, đúng giống, đạt chất lượng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình thu hoạch Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh. Triển khai sản xuất thử nghiệm nhằm duy trì và mở rộng vùng nguyên liệu chất lượng cao.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15487/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”