Nuôi rùa trong bể xi măng, mô hình tăng thêm thu nhập
Nam Đàn là địa phương thuần nông, chủ yếu sản xuất nông nghiệp đơn giản với các đối tượng nuôi truyền thống, vì vậy người dân địa phương luôn tìm tòi, hỏi hỏi, sáng tạo, tìm kiếm cơ hội để tìm việc mới nhằm nâng cao thu nhập. Trong hành trình mưu sinh tìm kiếm cơ hội làm giàu đó nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao đã được du nhập về địa phương như lươn, ếch baba, rùa. Điển hình trong đó có hộ anh Phan Văn Lễ - đã và đang rất thành công với nghề nuôi và cho sinh sản loài rùa câm, rùa đất lớn.
Sau khi nghiên cứu rất nhiều tài liệu cũng như học hỏi từ các hộ nuôi về loài rùa câm, rùa đất lớn, anh nhận thấy đây là loài dễ nuôi, có đặc điểm sinh học phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định nên anh Phan Văn Lễ đã mạnh dạn đầu tư mua con giống từ các trang trại ở Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh để nuôi thử nghiệm. Thành công từ những đợt thả nuôi đầu tiên, đến nay gia đình anh đang có 152 cá thể rùa Câm và 137 cá thể rùa đất lớn.
Những cá thể rùa đang được nuôi tại gia đình anh Phan Văn Lễ
Rùa là loài dễ nuôi bởi nó có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm từ các loại tôm cá, giun đất, ốc bươu vàng... đến các loại rau củ, quả, cây rau muống, bèo tây. Điểm khác của loài này là chịu đói giỏi, vào mùa hè, khi có điều kiện thuận lợi, rùa thường ăn rất nhiều để tạo năng lượng dự trữ cho mùa đông, mùa đông chúng thường nằm im trong thời gian dài, không sử dụng thức ăn hoặc ăn ít chúng vẫn có thể sống sót, nên quá trình nuôi càng thêm phần thuận lợi.
Sau thời gian nuôi thử nghiệm thành công, anh Lễ đã xây thêm bể xi măng trong vườn nhà để tăng diện tích thả nuôi rùa thương phẩm và cho sinh sản con giống để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện tại cơ sở đã được cấp Mã số cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định.
Hiện nay tổng số đàn rùa lớn nhỏ là 287 con, trong đó có 100 con rùa bố mẹ phục vụ cho sinh sản. Trung bình mỗi con rùa mẹ sinh sản và ấp nở được khoảng 8 – 10 rùa con mỗi năm. Đàn rùa của anh Lễ mỗi năm sinh sản được khoảng 200 con rùa con, sau 10 ngày tuổi, rùa được nhập cho thương lái với giá 700.000 đồng/con; ước tính mỗi năm anh thu về hơn 100 triệu đồng từ việc bán rùa giống.
TH: Thúy Vinh
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”