Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất theo chuỗi giá trị trà dược liệu tại Công ty CP Dược liệu Pù Mát
Là một doanh nghiệp tiên phong đi đầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong việc trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP (Good Agricultural and Collection Prac-tices - Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc), và phát triển theo mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo chuỗi từ khâu giống, canh tác, chế biến đến thương mại sản phẩm, Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát đã đưa ra thị trường các sản phẩm dược liệu túi lọc: cà gai leo, giảo cổ lam, đinh lăng và dây thìa canh. Tuy nhiên, với các thiết bị máy móc và xử lý dược liệu sau thu hoạch hiện nay thì doanh nghiệp khó cạnh tranh được với thị trường. Để khắc phục các hạn chế trên, việc đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường cũng như thúc đẩy sự phát triển mang tính bền vững của doanh nghiệp là rất cần thiết. Đó là lý do nhóm tác giả triển khai thực hiện công trình "Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất theo chuỗi giá trị trà dược liệu tại Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát". Công trình đã đạt giải Nhất Giải thưởng Lao động sáng tạo KHCN Nghệ An năm 2020.
Trên diện tích 7 ha đất trong vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát dùng để trồng các loại cây dược liệu: Cà gai leo, giảo cổ lam, dây thìa canh, đinh lăng và mướp đắng rừng. Quá trình trồng và chăm sóc, đơn vị áp dụng quy trình theo tiêu chuẩn GACP. Để sản phẩm đảm bảo chất lượng, đơn vị áp dụng công nghệ phơi nguyên liệu bằng năng lượng mặt trời.
Sản phẩm của dự án khoa học công nghệ được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty CP Dược liệu Pù Mát trên dây chuyền hiện đại bằng máy tự động, bao bì hấp dẫn, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng trong thời gian qua.
Ông Phan Xuân Diện - Giám đốc Công ty Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát Cho biết: CÔng ty đã tổ chức sản xuất thử để hoàn thiện quy trình công nghệ với công thức: Cà gai leo: thời gian sao 40 phút, nhiệt độ sao 250oC, cỡ sàng 3,5 ly. Dây thìa canh: thời gian sao 40 phút, nhiệt độ sao: 250o C, cỡ sàng 3,5 ly. Từ kết quả này, công ty đã đầu tư công nghệ sấy bơm nhiệt tách ẩm để sấy sản phẩm, giúp thời gian sấy dược liệu nhanh (10-15 giờ) so với phơi nắng (48 giờ), chất lượng và màu xanh của dược liệu được giữ nguyên (theo kết quả phân tích dược tính của Viện Dược liệu), giảm 30-40% chi phí lao động và không phụ thuộc vào thời tiết Nhóm tác giả đã sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng theo Luật An toàn thực phẩm: Dời phòng đặt máy sao, máy nghiền ra khỏi xưởng vì hai máy này khi vận hành rất bụi, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Bố trí một phòng KCS gồm các máy móc thiết bị để phân tích, kiểm tra hàng hóa trước khi xuất xưởng. Bố trí các phòng riêng biệt, có vách ngăn, có cửa kiên cố, bố trí hệ thống quạt thông gió. Tiến hành mua máy móc thiết bị: máy sấy dược liệu công nghệ bơm nhiệt; máy đóng túi lọc YD11; máy sao dược liệu dạng thùng quay; máy nghiền dược liệu; máy rửa dược liệu dạng sủi bọt đa năng; máy cắt dược liệu.
Bên cạnh đó công ty cũng đã cải tiến quy trình bằng cách đổi khâu nghiền lên trước khâu sao và bổ sung thêm khâu sàng, quy trình được tiến hành: sấy → nghiền → sao → sàng → đóng túi lọc. Khâu nghiền chuyển từ nghiền búa thành nghiền băm, tránh cho nguyên liệu không bị nát. Khâu sàng được bổ sung để tạo ra sản phẩm đồng đều trước khi cho vào túi lọc. Sự cải tiến này giúp tận dụng hết nguyên liệu, tránh lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với sự đổi mới, hoàn thiện quy trình công nghệ, Công ty Cổ phần Dược liệu Pù mát đã nâng công suất sản xuất lên 144.000 hộp/năm (tăng 64.000 hộp), chi phí sản xuất giảm 5.165 đồng/hộp, lợi nhuận tăng 4.132 đồng/hộp. Số tiền làm lợi trong năm gần 600 triệu đồng. Các sản phẩm trà thảo dược cà gai leo; dây thìa canh; giảo cổ lam; đinh lăng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như tiểu đường, giúp hạ và ổn định huyết áp, mỡ máu, chữa mụn nhọt, mề đay, lở ngứa ban sởi, tả, lỵ… rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Thật không khó để bắt gặp hình ảnh các sản phẩm trà túi lọc của công ty được trình bày trang trọng tại các khách sạn lớn; các cuộc hội nghị trong và ngoài tỉnh; hội chợ, các quầy dược. Anh phấn khởi cho biết: Một số bạn hàng ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã liên hệ để tiêu thụ sản phẩm.
Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, công ty của anh Diện đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương. Mô hình thành công tạo động lực để người dân địa phương học hỏi làm theo. Theo anh Diện, với đặc tính dễ trồng lại được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, việc trồng cây dược liệu tại Con Cuông có thể đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha/năm cho người dân. /.
Minh Hồng
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”