Phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận bằng phương pháp thay đoạn động mạch chủ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Phình động mạch chủ bụng dưới thận là sự giãn ít nhất 1,5 lần so với đường kính ngang của đoạn động mạch chủ bụng ngay trên nó. Phình động mạch chủ bụng dưới thận chiếm 90-95% trong số các phình động mạch chủ nói chung. Nguyên nhân có tới 90% là do xơ vữa thành mạch, còn lại do bẩm sinh, sau chấn thương, viêm nhiễm…
Tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong những năm gần đây đã thực hiện phẫu thuật thay đoạn mạch nhân tạo điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận nhưng chưa có kết quả đánh giá. Vì vậy, đề tài "Phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận bằng phương pháp thay đoạn động mạch chủ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An" đã được nghiên cứu. Công trình này do ThS. Phạm Văn Chung, TS. Phạm Hồng Phương, BS. Nguyễn Hữu Nam, BS. Nguyễn Văn Việt, BS. Nguyễn Quốc Hưng nghiên cứu và đã được giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Nghệ An 2020.
Đường kính động mạch chủ bụng ≥ 3 cm thường là phình phình động mạch chủ bụng. Nguyên nhân do nhiều yếu tố, nhưng thường liên quan đến xơ vữa động mạch. Hầu hết phình động mạch phát triển chậm (~ 10% / năm) mà không gây triệu chứng, và hầu hết được phát hiện tình cờ. Nguy cơ vỡ là tỷ lệ thuận với kích thước của phình mạch. Chẩn đoán được thực hiện bằng siêu âm hoặc chụp CT. Điều trị là phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch stent-graft.
Phình động mạch chủ bụng chiếm 3/4 phình động mạch chủ và ảnh hưởng đến từ 0,5 đến 3,2% dân số. Tỷ lệ này ở nam giưới cao gấp 3 lần. Phình động mạch chủ bụng thường bắt đầu dưới các động mạch thận (dưới thận) nhưng có thể bao gồm lỗ vào động mạch thận; khoảng 50% liên quan đến các động mạch chậu. Nói chung, đường kính động mạch chủ ≥ 3 cm là phình động mạch chủ bụng. Hầu hết các phình động mạch chủ bụng là dạng hình thoi. Nhiều tổn thương được lót bằng huyết khối.
Siêu âm 2D, siêu âm Doppler, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ cung cấp hình ảnh rõ nét về hệ thống mạch máu bao gồm động mạch chủ, túi phình, các mạch máu nuôi tạng…, từ đó đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Mổ cấp cứu khi phình động mạch chủ bụng vỡ hoặc dọa vỡ (đau nhiều); Phình động mạch chủ bụng lớn chèn ép tạng lân cận; Phình động mạch chủ bụng kèm tắc mạch ngoại vi. Mổ càng sớm càng tốt khi phình mạch chủ bụng ≥4,5cm và hoặc túi phình có huyết khối bám thành, bóc tách thành động mạch; Phình động mạch chủ bụng dạng hình túi.
Phòng mổ vô khuẩn có đầy đủ trang thiết bị để gây mê nội khí quản, có kiểm soát thông khí, đặt catheter động mạch quay đo áp lực động mạch, catheter tĩnh mạch dưới đòn đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, có bơm tiêm điện điều chỉnh huyết áp động mạch…
Quy trình kỹ thuật thay đoạn động mạch chủ: Gây mê nội khí quản, đặt sonde bàng quang, sonde dạ dày. Theo dõi các chỉ số huyết động liên tục qua huyết áp động mạch xâm nhập và catheter tĩnh mạch trung ương, theo dõi nước tiểu…; Bệnh nhân nằm ngửa, đặt một gối đệm dưới lưng ngang mũi ức; Mở bụng đi qua ổ phúc mạch hoặc ngoài phúc mạc; Thăm dò tổn thương các tạng; Bộc lộ khối phình dưới động mạch thận, xuống dưới 2 động mạch chậu gốc, bộc lộ và khống chế mạch mạc treo tràng dưới; Hạ huyết áp chỉ huy bằng Nicardipin; Heparin toàn thân liều 0,5-1mg/kg; Cặp động mạch chủ bụng trên và dưới khối phình; Mở dọc khối phình, lấy bỏ tổ chức máu cục, khâu cầm máu các động mạch thắt lưng. Lấy tổ chức huyết khối hoặc thành động mạch, mô xung quanh làm xét nghiệm vi khuẩn, lấy tổ chức thành mạch làm xét nghiệm giải phẫu bệnh; Thay đoạn ghép: Đoạn động mạch nhân tạo thẳng hoặc chữ Y, miệng nối với các động mạch chậu bằng chỉ Prolen 5.0 hoặc 6.0; Khâu bọc mảnh ghép bằng vỏ khối phình và phúc mạch; Có hoặc không đặt dẫn lưu; Lau và đóng bụng. Sau phẫu thuật cần được điều trị theo dõi, giảm đau, chống đông…
Việc chẩn đoán và điều trị phình động mạch chủ bụng thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã kịp thời cứu sống nhiều bệnh nhân ở Nghệ An và Hà Tĩnh, giải quyết được bệnh nhân tại chỗ, đỡ tốn kém kinh tế cho gia đình bệnh nhân, không phải chuyển bệnh viện tuyến trung ương vừa xa, vừa không đảm bảo tính mạng bệnh nhân trên đường vận chuyển, giải pháp giúp đưa bệnh nhân trở về cuộc sống lao động gần như bình thường, sức khỏe ổn định, yên tâm công tác, giảm lo lắng về vật chất và tinh thần cho gia đình./.
Xuân Minh
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”