« Quay lại
Công nghệ nhiên liệu hóa thạch không gây ô nhiễm
![]() |
Các kỹ sư tại trường Đại học Ohio đang phát triển được công nghệ có tiềm năng kinh tế chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch và sinh khối thành các sản phẩm hữu ích như điện mà không phát thải khí CO2 vào khí quyển.
Hai báo cáo của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Energy & Environmental Science. Trong báo cáo đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra quy trình biến đổi khí đá phiến thành các sản phẩm như metanol và xăng, đồng thờii hấp thụ CO2. Quy trình này cũng có thể được áp dụng cho than đá và sinh khối để cho ra đời các sản phẩm hữu ích. Trong những điều kiện nhất định, công nghệ tiêu thụ toàn bộ lượng khí CO2 mà nó sản sinh, kết hợp với CO2 bổ sung từ bên ngoài.
Trong báo cáo thứ hai, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách kéo dài thêm tuổi thọ của các hạt cho phép phản ứng hóa học biến đổi than đá hoặc các nhiên liệu khác thành điện năng và các sản phẩm hữu ích trong thời gian dài phù hợp cho hoạt động thương mại. Các nhà nghiên cứu cũng đã xin cấp sáng chế cho phương thức tiềm năng làm giảm khoảng 50% chi phí sản sinh khí tổng hợp so với công nghệ truyền thống.
Công nghệ này được gọi là vòng lặp hóa học, sử dụng các hạt oxit kim loại trong lò phản ứng áp cao để đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh khối mà không cần oxy trong không khí. Oxit kim loại cung cấp oxy cho phản ứng. Vòng lặp hóa học có khả năng hoạt động như công nghệ thay thế tạm thời để cung cấp điện sạch cho đến khi các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió trở nên phổ biến và có giá cả phải chăng.
Cách đây 5 năm, nhóm nghiên cứu đã chứng minh công nghệ đốt vòng lặp hóa học cho than đá (CDCL), có thể giải phóng năng lượng từ than đá trong khi lại thu hơn 99% CO2 thải loại, ngăn chặn phát thải CO2 vào môi trường. Ưu điểm chính của CDCL là ở dạng hạt oxit sắt cung cấp oxy để đốt cháy hóa học trong lò phản ứng chuyển động. Sau khi đốt, các hạt thu oxy từ không khí và chu kỳ bắt đầu lại.
Dù 5 năm trước, các hạt được sử dụng cho CDCL đã tồn tại qua 100 chu kỳ với hơn 8 ngày hoạt động liên tục, nhưng các kỹ sư đã phát triển một công thức mới kéo dài sự tồn tại của hạt qua hơn 3.000 chu kỳ hoặc hơn 8 tháng sử dụng liên tục trong các thử nghiệm tại lab. Một công thức tương tự cũng đã được thử nghiệm ở tại các nhà máy thí điểm.
Ưu điểm nữa liên quan đến sự phát triển vòng lặp hóa học để sản sinh khí tổng hợp, cung cấp các thành phần cấu thành một loạt sản phẩm có ích khác như amoniac, chất dẻo hoặc thậm chí sợi cacbon. Công nghệ mở ra tiềm năng sử dụng khí CO2 trong ngành công nghiệp làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thường ngày hữu ích.
Hiện nay, CO2 được lọc từ khí thải của nhà máy điện, sau đó chôn lấp để không thải vào khí quyển dưới dạng khí nhà kính. Trong kịch bản mới, một phần khí CO2 được lọc, sẽ không cần chôn lấp và có thể được chuyển đổi thành các sản phẩm hữu dụng. Các ưu điểm này khiến cho công nghệ vòng lặp hóa học tiến gần hơn đến khả năng thương mại hoá.
Tin khác
- Các hoạt động thức đẩy đi bộ cải thiện sức khỏe ở Châu Âu
- Nghiên cứu tuyển chọn giống khoai lang phục vụ chế biến cho các tỉnh phía Bắc
- Phóng thành công vệ tinh MicroDragon
- Vai trò quan trọng của Trung tâm dịch vụ KH&CN trong kết nối và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
- Nghiên cứu sàng lọc một số chủng vi nấm biển khu vực phía Bắc và Nghiên cứu và phát triển trực thăng không người lái phục vụ nông nghiệp
- Nghiên cứu chế tạo màng mỏng dạng delafossite CuFeO2 bằng phương pháp phún xạ nhằm ứng dụng chế tạo pin năng lượng mặt trời
- ác nhà nghiên cứu tìm thấy hướng nghiên cứu mới trong chỉnh sửa gen CRISPR cho chứng loạn dưỡng cơ
- Nghiên cứu tính đa hình của gen OsHKT1 mã hóa cho protein vận chuyển ion màng nhằm đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện mặn của cây lúa
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thiết kế 3D để thiết kế chế tạo giầy da, bốt nữ mang thương hiệu Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thiết kế 3D để thiết kế chế tạo giầy da, bốt nữ mang thương hiệu Việt Nam
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất cao chiết chứa Anthraquinone từ Đại hoàng Rheum Sp. làm nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đưa vào vận hành dây chuyền chiếu xạ đầu tiên tại Miền Trung
- Công bố Kết luận thanh tra chuyên ngành việc chấp hành quy định pháp luật về khoa học và công nghệ đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Họp Ban chỉ đạo Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam
- Thuốc tế bào gốc đầu tiên ở Việt Nam - Kết quả nghiên cứu 10 năm có lộ trình công nghệ rõ ràng
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện Tiêu chí Môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng hợp chất thải rắn trong xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu đa hình di truyền gen COX-1 và COX-2 trên ADN ty thể liên quan đến bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam
- Tạo dòng thuần đồng hợp tử cá medaka chuyển gen biểu hiện yếu tố kích thích hủy cốt bào Rankl dưới tác dụng của sốc nhiệt làm mô hình cho nghiên cứu về loãng xương
- Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1”
- Quy trình lắp đặt hệ thống nuôi thương phẩm cá rô phi trong hệ thống “sông trong ao - IPA” quy mô công nghiệp tại Nghệ An.