Nghiên cứu công nghệ sản xuất dịch vải cô đặc và chất thơm từ nguyên liệu vải Việt Nam bằng các quá trình màng

Thứ hai - 20/06/2022 21:34 0
Trong khi sản lượng vải ngày càng cao, PGS. TS. Cung Thị Tố Quỳnh cùng các cộng sự tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất dịch vải cô đặc và chất thơm từ nguyên liệu vải Việt Nam bằng các quá trình màng”.

Đề tài đã nghiên cứu công nghệ sản xuất và chế biến vải Việt Nam sử dụng công nghệ màng, giúp nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm từ quả vải và nâng cao khả năng xâm nhập thị trường châu Âu của các sản phẩm này.
Sau thời gian nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu khảo sát nguyên liệu vải dựa trên các tiêu chí về tính chất lý hóa sinh (tỷ lệ thịt quả, khối lượng quả, hàm lượng axit, hàm lượng đường tổng số, đường khử, hàm lượng chất khô hòa tan, vitamin C, polyphenol...) và sự biến đổi của các chỉ tiêu trên trong quá trình bảo quản. Kết quả đã lựa chọn được nguyên liệu vải Lục Ngạn đáp ứng các yêu cầu công nghệ. - Đã nghiên cứu tích hợp các quá trình màng vào dây chuyền chế biến nước quả, gồm các quy trình MF (động) - NF/RO - MD.
- Đề tài đã nghiên cứu chế biến hạt vải để sản xuất dầu hạt vải và đã tổ hợp hương liệu chất thơm từ vải. Sản phẩm nước vải cô đặc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dinh dưỡng (hàm lượng axit, hàm lượng đường tổng số, đường khử, hàm lượng chất khô hòa tan, vitamin C, polyphenol...), an toàn thực phẩm (chỉ tiêu vi sinh, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật), và chất lượng cảm quan (mô tả, thị hiếu đạt 6,8/9 điểm). Sản phẩm dầu tổ hợp hương liệu đạt chất lượng yêu cầu.
Đặc biệt là phát triển mô hình giá cho hệ thống chế biến vải thiều. Kết quả cho thấy khi ứng dụng công nghệ cô đặc tích hợp màng, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất với qui mô từ 25-50 tấn/ngày với suất đầu tư từ 1,6 - 2,4 triệu USD. Đề tài đã tạo ra được 150l nước vải cô đặc, 250ml dầu hạt vải và 100ml hương vải cố định trong dung môi đạt các yêu cầu chất lượng quy định. Tạo ra hệ thiết bị chế biến nước vải cô đặc qui mô phòng thí nghiệm 50l/mẻ 8h. Và đã xây dựng được quy trình công nghệ chế biến nước vải cô đặc, chất thơm hương vải, dầu hạt vải và xây dựng được sơ đồ hệ thống công nghệ tương ứng.
Đề tài giúp nâng cao tính kinh tế của các sản phẩm chế biến từ quả vải Việt Nam thông qua việc tăng hàm lượng khoa học công nghệ của sản phẩm: Quy trình chế biến vải sạch với hiệu quả sử dụng năng lượng cao, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt; Quy trình chế biến tận dụng hạt vải để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao./.
Minh Hồng (TH)

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1119
  • Hôm nay54,192
  • Tháng hiện tại812,894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây