Cửa Lò chú trọng triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống

Thứ ba - 21/09/2021 22:02 0
Thời gian qua, hoạt động KH&CN Thị xã Cửa Lò được thực hiện tốt, việc lựa chọn các tiến bộ KH&KT vào sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhờ đó mà kinh tế Thị xã phát triển ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5 năm qua đạt 13,8%, tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 5.510 tỷ, đến 2020 ước đạt 10.516 tỷ đồng. Việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH - CN trong các lĩnh vực khai thác hải sản, công nghệ về thiết bị điện, điện tử, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thông tin, giáo dục, đào tạo… được áp dụng trong thực tiễn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid nhưng thị xã đã triển khai có hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, trong đó chú trọng công tác triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống.

Về công tác triển khai mô hình ứng dụng KH&CN năm 2021, đã triển khai mô hình nuôi lươn không bùn tại phường Nghi Tân, tiến hành khảo sát các hộ dân có nhu cầu nuôi lươn không bùn trên địa bản Thị xã. Sau khi khảo sát kỹ lưỡng, UBND thị xã đã giao cho UBND phường Nghĩ Tân triển khai mô hình. Mô hình được triển khai tại 2 hộ: Hộ ông Chu Văn Huệ - Khối 4 và hộ Ông Nguyễn Văn Quyền - Khối 3 Phường Nghi Tân, tiến hành tập huấn cho 2 hộ dân tham gia mô hình và các hộ dân trên địa phương có nhu cầu. Hiện nay hộ Ông Nguyễn Văn Quyền đã thả giống với số lượng giống là 10600 con. Hiện nay lươn phát triển khá tốt, tỷ lệ sống đạt trên 88%, hộ Ông Chu Văn Huệ đã thả đợt 1 là 4200 con, tỷ lệ sống trên 90%, hiện lươn sinh trưởng phát triển tốt, không bị bệnh. UBND thị xã đã hoàn làm thủ tục chuyển kinh phí đợt 1 mô hình cho UBND phường Nghi Tân với số tiền 42 triệu đồng.
Tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai từ năm trước có hiệu quả: Mô hình ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch, hiện đã có 17 sản phẩm được ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch như 05 sản phẩm của làng nghề chế biến hải sản Khối 7 - Nghi Thủy, 03 sản phẩm của làng nghề chế biến nước mẩm Hải Giang 1 - Nghi Hải, 04 sản phẩm của làng nghề bảo quản hải sản Khối 6 - Nghi Tân. Nước mắm võ Kim, Nước mắm Vạn Lộc, Bột ngũ cốc Bình An, Bột ngũ cốc Hoàng Gia, Nước mắm của tổ hợp tác Bình Minh... Năm 2018 - đến Tháng 7/2021 ngân sách đã hỗ trợ với số tiền 212.000.000 triệu đồng; Mô hình xây dựng nhãn hiệu: Việc xây dựng chứng nhận nhãn hiệu rất được các cấp ủy đảng chính quyền và người dân trên địa bàn thị xã quan tâm. Hiện nay ngoài các Làng nghề và Hội cá thu nướng Cửa Lò đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể thì đang triển khai xây dựng chứng nhận nhân hiệu của các cơ sở như: Nước mắm Vạn Lộc của hộ kinh doan  Hùng,Khối Hải Bằng 2, Nghi Thu (đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn); Hải sản Sơn Huyền của Công ty TNHH chế biến hải sản Sơn Huyền (đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn); Bột Ngũ cốc Hoàng Gia của hộ kinh doanh Phan Thị Liên, Khối 2, Nghi Hòa. Mô hình ứng dụng KH&CN trong chăn nuôi gà 103: Mô hình "Nuôi gà, lợn trên đệm lót sinh học" đến tháng 2021 thị xã đã nhân rộng được thêm 17 hộ với quy mô 250- 300con/hộ, sau khi trừ khi các chi phí còn đem lại thu nhập mỗi hộ từ 30-35 triệu đồng/4-5 tháng nuôi; Mô hình trồng dưa chuột, chưa hấu an toàn: Đến năm 2021 đã nhân rộng được 34ha, Mô hình đã ứng dụng KHCN vào sản xuất như đa dạng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng màng phủ gốc, các giống có năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất, mô hình này đem lại thu nhập trung bình cho bà con nông dân từ 260 - 300 triệu đồng/ha.

Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình từ các nguồn khác cũng được chú trọng thực hiện: Triển khai thực hiện đề án ứng dụng KH&CN trong khai thác, chế biến hải sản và sản xuất nông nghiệp sạch tạo sản phẩm phục vụ du lịch giai đoạn 2020-2021 và những năm tiếp theo; Mô hình ứng dụng KHCN đưa các giống hoa cúc mới cho năng suất, chất lượng đẹp nhất hiện nay như các giống cúc phalê, cúc đại đỏa bông to, hệ thống tưới phun mưa. Đến nay đã nhân rộng ra được 18 hộ tham gia với quy mô mỗi hộ 400 - 500m, có hộ 1000m, cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha; Mô hình trồng Ngô nếp làm hàng hóa: Ứng dụng các giống mới với chất lượng cao, thơm dẻo như các giống HN88, AD1600... vào sản xuất để phục vụ bán bắp tươi cho người tiêu dùng. Năm 2021 diện tích trồng ngô nếp lên 84ha, đã đem lại thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha; Mô hình trồng lúa LP6, Nhị ưu 978 chiết lượng cao: Mô hình được triển khai vụ xuân 2021 trên diện tích 15ha tại 2 phường Nghi Hương và Nghi Thu Đông là giống lúa bước đầu được đánh giá là chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất đạt trên 68 tạ/ha; Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Cây lúa trong vụ mới thường bấp bênh, đem lại thu nhập thấp cho bà con nông dân, do vậy trong những năm qua thị xã đã xây dựng mô hình trồng cây Đậu xanh và Ngô trên đất lúa mùa kém hiệu quả. Mô hình đã đem lại thu nhập gấp 2,5-3 lần trồng lúa mùa. Đến nay đã đưa tổng số diện tích mô hình này lên 36ha, Mô hình này đem lại thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa; Mô hình trồng khoai lang ruột vàng, ruột tím: Được triển khai tại phường Nghi Hòa, đây là một loại cây trồng được đánh giá rất phù hợp với đồng đất cát của phường Nghi Hòa, là một loại cây trồng ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Bên cạnh đó trồng cây khoai lang ruột vàng ít tốn công, ít tốn vật tư chỉ sau hơn 4 tháng đã cho thu hoạch với năng suất 13-15 tấn/ha, với giá bán 10.000-12.000đ/g thì mỗi ha khoai đem lại thu nhập 130-140 triệu đồng/ha; Mô hình phục hỏa đất bỏ hoang: Vấn đề giải quyết đất bỏ hoang được các cấp đảng chính quyền các cấp đã tập trung cao độ chỉ đạo giải quyết đất bỏ hoang tại 2 phường Nghi Hòa và Nghỉ Hương đến nay đã giải quyết được 26ha đất bỏ hoang. Còn lại Nghi Hương 4ha, Nghi Hòa 5ha. (hiện nay Nghi Hòa đã cơ bản hoàn tất các thủ tục để cho danh nghiệp thuê 3,2 ha đất bỏ hoang để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao).
 
Mô hình ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Hiện nay trên địa bàn thị xã đang có doanh nghiệp tiến hành làm các thủ tục thuê đất để xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 3,2ha tại Khối 2 - phường Nghi Hòa; Mô hình đóng tàu đánh bắt xa bờ: Trong 7 tháng đầu năm 2021, đã đóng 6 tàu có công suất 800-1500CV. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân 90-100 triệu đồng/lao động/năm, bên cạnh đó còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác. Hiện nay thị xã Cửa Lò đã có 52 tàu xa bờ có chiều dài trên 15m. Dự kiến năm 2021 sẽ có 6 tàu hạ thủy và được hưởng chính sách hỗ trợ của Tỉnh và Thị xã là 2,1 tỷ đồng; Mô hình ứng dụng công nghệ chất lọc nước mắm: Ứng dụng công nghệ này đã lọc cặn nước mắm, loại bỏ cặn mịn, làm trong màu nước mắm hiệu quả. Thời gian sắp tới từ nguồn hỗ trợ theo Nghị quyết 25/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh sẽ hỗ trợ dây chuyển đóng chai, dân nhân, chất lọc nước mắt tại Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 - Nghi Hải; Mô hình sử dụng máy hút chân không trong đóng gói sản phẩm: Ứng dụng công nghệ đóng gói chân không trong bao gói các sản phẩm như cá thu, chả cá, chá mực, tôm nõn, nem hải sản... hiện nay trên địa bàn thị xã có khoảng 60 cơ sở sản xuất sử dụng máy hút chân không trong đóng gói sản phẩm; Mô hình sản xuất tôm nõn bằng công nghệ máy sấy: Sản phẩm được làm sạch, luộc, bóc vỏ, sấy bằng máy và đóng gói hút chân không, có bao bì nhãn mắc đầy đủ đảm bảo các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi sinh trong quá trình sấy. Ngoài ra chất lượng sản phẩm đảm bảo, mẫu mã đẹp nhờ vậy, sản phẩm tăng cơ hội đến với những thị trường khó tính, mở rộng phạm vi cả nước, tăng giá thành sản phẩm, giảm công lao động. Thị xã đã ban hành Đề án “Ứng dụng KH&CN trong khai thác, chế biến hải sản và sản xuất nông nghiệp sạch tạo sản phẩm phục vụ du lịch giai đoạn 2021-2025 và những ăm tiếp theo.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2021, hoạt động KH&CN thị xã Cửa Lò, đặc biệt là công tác triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống được chú trọng triển khai và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm được thị xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm. Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động KH&CN nhằm khai thác được tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thị xã đến năm 2025, góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Cửa Lò, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững./.
Hoàng Văn Phúc

 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1788
  • Hôm nay98,802
  • Tháng hiện tại1,469,270
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây