NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH LÝ CÁ TRA NUÔI TẠI NGHỆ AN

Thứ năm - 29/09/2022 21:50 0
Cá Tra (Pangasianodon hypopthalamus) thuộc họ cá Tra (Pangasiidae), bộ cá nheo (siluriformes), lớp cá (Pisces), phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, từ nhiều năm nay được nuôi và phát triển mạnh ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam. Cá Tra là một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành Thuỷ sản, được Chính phủ xác định là đối tượng nuôi chủ lực đến năm 2050. Tại Nghệ An, từ năm 2004 đã di nhập về nuôi, cho sinh sản, ương san và nuôi thương phẩm đạt 83 tấn/ha. Cá đạt kích cỡ 1 - 1,2kg/con sau 8 tháng nuôi. Nhưng do chưa nghiên cứu sâu về các chỉ số phát triển hình thái, thích nghi sinh lý với điều kiện khí hậu, thuỷ lý, thuỷ hoá, chế độ dinh dưỡng nên hiệu quả còn hạn chế.
Để hỗ trợ các cơ quan chuyên ngành thực hiện mục tiêu trên, Trung tâm Giống Thủy sản Nghệ An đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố môi trường và một số chỉ tiêu


Đề tài chọn ao nuôi cá thương phẩm có diện tích từ 1.200m2 – 1.350m2, độ sâu 1,5m, chủ động cấp thoát nước theo ý muốn. trước khi đưa vào nuôi được cải tạo nạo vét bùn đáy và phơi đáy kỹ, tạo môi trường tốt cho cá thả nuôi.
Cá tra là đối tượng nuôi được di nhập từ Đồng bằng sông Cửu Long về Nghệ An, nên nhiệt độ nước có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Tuy nhiên thời điểm nuôi bắt đầu từ tháng 4 nên thời tiết đã ấm áp, nhiệt độ nước giao động từ 230C đến 280C vào buổi sáng và từ 250C đến 340C vào buổi chiều, trung bình giao động từ 25,4 - 29,30C. Đây là khoảng nhiệt độ tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Tra nuôi.

 Cá tra là loài cá có khả năng chịu được môi trường có hàm lượng Oxy hoà tan thấp. Trong thời gian nuôi hàm lượng Oxy hoà tan trung bình qua các tháng giao động từ 3,49 đến 4,acsmg/lít, thấp nhất vào buổi sáng là 2,5 mg/lít, cao nhất vào buổi chiều là 6,1 mg/lít. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đối tượng nuôi là cá Tra, một loài cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp.
Sự biến động hàm lượng ôxy hòa tan trong nước trong giai đoạn thí nghiệm hoàn toàn phù hợp với quy luật biến động ngày đêm.

Độ trong của nước phụ thuộc vào nguồn nước, thực vật phù du, động vật phù du, các chất lơ lửng…Trong quá trình nuôi độ trong nước giao động từ 14 đến 24 cm, thời gian đầu mới thả nuôi độ trong cao hơn và giảm dần về cuối vụ do các chất thải tích luỹ trong ao tăng dần. Với độ trong trung bình đạt 20,5 cm, đây là độ trong hoàn toàn phù hợp với ao nuôi cá thương phẩm.
Trong suốt quá trình nuôi mầu nước thể hiện từ xanh nhạt đến xanh màu lá chuối non và mầu xanh nhạt chiếm ưu thế do nước được thay thường xuyên. Đây là một kết quả tốt cho việc quản lý màu nước ao nuôi thâm canh.
pH. Kết quả thu được khi xác định chỉ số pH nước tại ao thí nghiệm cho thấy chỉ số pH qua các tháng nuôi trung bình giao động từ 6,9 đến 7,5 và cao nhất là 8,9 thấp nhất là 6,3. Đây là độ pH hoàn toàn phù hợp với đối tượng nuôi. Độ tiêu hao ôxy hóa học (COD) và nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5).

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng oxy hoà tan trong nước giảm dần qua các tháng nuôi, còn COD và BOD5 tăng dần qua các tháng nuôi. Các chỉ số COD và BOD đều giao động từ thấp lên cao theo thời gian nuôi do nước ao dần bị ô nhiễm trong quá trình nuôi và chính vấn đề này làm giảm hàm lượng oxy hoà tan trong nước. “Quá trình nuôi trồng tạo ra tiền đề làm giảm chất lượng môi trường qua các quá trình làm giảm Oxy hoà tan, làm phân rã các chất hữu cơ hoà tan, lơ lửng và những chất thải khác (COD, BOD)”. Tuy nhiên các chỉ số này đều nằm trong ngưỡng cho phép của kỹ thuật nuôi cá Tra theo tiêu chuẩn SQF 1000 và HACCP là COD và BOD nhỏ hơn 10mg/l, DO lớn hơn hoặc bằng 3mg/l.

Cá có sự tăng trưởng qua các tháng nuôi cả về chiều dài lẫn trọng lượng.Chiều dài tăng cao nhất vào tháng thứ 6 (184%), thấp nhất vào tháng thứ 5 (108%). Trọng lượng tăng cao nhất vào tháng thứ 3 (544%) và thấp nhất vào tháng thứ 2 (125%)
Nghiên cứu tương quan giữa sự phát triển chiều dài và tăng trọng cho thấy chiều dài và trọng lượng có mối liên hệ chặt chẽ, chiều dài tăng thì trọng lượng tăng theo. Tuy nhiên vào tháng thứ 5 và thứ 6 thì cá có xu hướng tăng chiều dài giảm so với mức tăng trọng lượng, điều này cho thấy ở giai đoạn này độ béo của cá đã tăng rõ rệt.
 Chế độ dinh dưỡng cho thấy khẩu phần thức ăn của cá được cho giảm dần từ 24,6% trọng lượng thân vào tháng thứ nhất xuống 3,7% vào tháng thứ 6.
Trong quá trình nuôi thông qua lượng thức ăn hàng tháng và lượng cá tăng trọng nghiêm cứu xác định được hệ số chuyển đổi thức ăn. Đây là số lượng thức ăn tiêu tốn để tăng được 1 Kg cá. Số liệu thu được cho ta thấy hệ số thức ăn tiêu tốn lớn nhất ở tháng thứ nhất (4,26) và thấp nhất ở các tháng thứ ba và thứ năm (1,39). Hệ số chuyển đổi thức ăn qua 6 tháng nuôi trung bình là 1,96.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa Khẩu phần ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn và trọng lượng qua các tháng tuổi cho thấy khẩu phần ăn và tăng trọng có xu hướng đi ngược chiều nhau qua các tháng tuổi, khẩu phần ăn được giảm dần từ tháng 1 cho đến tháng thứ 6, còn tăng trọng thì tăng dần qua 6 tháng nuôi. Ở đây hệ số thức ăn không thể hiện mối quan hệ rõ ràng với hai chỉ số trên.
Nghiên cứu hàm lượng protein trong thịt cá qua các tháng tuổi cho kết quả cao nhất ở cá 5 tháng tuổi và thấp nhất ở cá 3 tháng tuổi, giao động từ 52,3 đến 58,9. Ở đây có sự tăng giảm không ổn định, có sự tăng lên giữa cá 1 và 2 tháng tuổi (54,9 - 57) sau đó giảm vào tháng thứ 3 và giữ tương đối ổn định trong tháng thứ 4 (52,3-52,4) và tiếp tục tăng vào cỡ năm tháng tuổi (58,9) rồi giảm xuống vào 6 tháng tuổi (55,5).
Kết quả nghiên cứu khi phân tích một số chỉ tiêu về huyết học qua các tháng tuổi của cá cho thấy số lượng bạch cầu toàn phần (WBC) giao động từ 0,4 - 67,2 x 109/ l, trung bình là 24,53 x 109/ l. Số lượng hồng cầu (RBC) giao động từ 0,05 - 2,3 x 1012/l, trung bình là 1,15 x 1012/ l. Nồng độ Hemoglobin (HGB) giao động từ 2 - 84,3 g/l, trung bình là 48,55 g/l. Số lượng tiểu cầu (PLT) giao động từ 21 - 101 x 109/ l, trung bình là 47,83 x 109/ l. Giá trị Hematôcrit (HCT) giao động từ 11 - 29%, trung bình là 18,8%. Tỷ lệ bạch cầu cơ lớn (GRAN) giao động từ 6,8 - 18 %, trung bình là 13,13%. Tỷ lệ bạch cầu cỡ trung bình (MID) giao động từ 6,45 - 13,93%, trung bình là 11,43%. Tỷ lệ bạch cầu cỡ nhỏ (LYMF) giao động từ 18,54 - 81,97%, trung bình là 66,48 %.
Nghiên cứu tương quan giữa số lượng bạch cầu toàn phần với số lượng hồng cầu và số lượng tiểu cầu cho thấy cả ba chỉ số trên đều giảm ở độ tuổi 2 tháng và cùng tăng lên vào độ tuổi 3 tháng, nhưng bước sang 4 tháng tuổi thì hai chỉ số WBC và RBC lại giảm xuống dần qua các tháng, còn chỉ số PLT thì tiếp tục tăng qua 4 tháng tuổi sau đó cùng giảm vào độ 5 tháng tuổi và cùng tăng với chỉ số RBC vào độ 6 tháng tuổi.
Nghiên cứu cho thấy có nhiều sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, chế độ dinh dưỡng lên tốc độ sinh trưởng, phát triển và một số chỉ tiêu sinh lý của cá. Nhiệt độ là chỉ số môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của sinh vật, nhiệt độ càng cao thì quá trình trao đổi chất diễn ra tăng nhanh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chưa cho thấy tác động của nhiệt độ rõ nét tới tốc độ tăng trưởng về trọng lượng. Điều này cho thấy ở ngưỡng nhiệt độ thích hợp thì tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào các yếu tố khác như là độ tuổi...
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cũng có ảnh hưởng tới hàm lượng protein có trong thịt cá, nhưng ảnh hưởng ở đây không rõ ràng. Với nền nhiệt độ ổn định thì hàm lượng protein có trong thịt cá ổn định, khi nhiệt độ biến động thể hiện chuyển mùa thì hàm lượng protein cũng có biến động nhưng không thể hiện tăng theo hay giảm theo rõ ràng. Nhiệt độ nước qua các tháng nuôi có biến động từ 25,40C ở tháng nuôi đầu tiên và tăng dần lên cao nhất là 29,30C vào tháng nuôi thứ 5, sau đó giảm dần xuống 27,20C vào tháng thứ 6. Nhưng ồng độ hemoglobin lại có sự tăng giảm thất thường trong các tháng nuôi từ 1 đến 3 sau đó giảm vào tháng thứ tư, từ tháng thứ tư cho đến tháng thứ sáu lại tăng dần đều. Điều này thể hiện nghiên cứu cho thấy giữa nhiệt độ nước và nồng độ Hemoglobin không có sự tương quan. Với số liệu thống kê và phân tích cho thấy DO vẫn có sự tương quan nhất định với một số chỉ số huyết học. Cụ thể giữa DO với HGB  và giữa DO với LYMF có sự tương quan nghịch, Giữa DO với MID có sự tương quan thuận và rất chặt chẽ.


Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa trọng lượng và hàm lượng protein không có sự tương quan, giữa sự thay đổi lớn về trọng lượng thì hàm lượng % protein vẫn chỉ giao động rất ít, trung bình 55,17% với độ lệch chuẩn là 2,36.  Tương tự như chỉ số % protein, thì các chỉ số hồng cầu và nồng độ Hemoglobin cũng không có sự tương quan với trọng lượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm thủy lý, thủy hóa tại Nghệ An trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hoàn toàn phù hợp cho đối tượng nuôi là cá Tra. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng protein trong thịt cá, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nồng độ hemoglobin, giá trị hematocrit trong máu cá tra nuôi tại Nghệ An từ 1 đến 6 tháng nuôi.
Nghiên cứu đã xác định, đánh giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, chế độ dinh dưỡng lên tốc độ sinh trưởng, phát triển và một số chỉ tiêu sinh lý của cá. Đây là kết quả chưa được tác giả nào công bố trước đó.
 Cao Thành Chung
Trung tâm Giống Thuỷ sản

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1941
  • Hôm nay98,802
  • Tháng hiện tại1,463,551
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây