Quỳ Châu đạt nhiều thành tựu sau khi triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU

Thứ tư - 08/09/2021 22:07 0
Sau khi Nghị quyết 06-NQ/TU ra đời, và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc chức năng của UBND huyện Quỳ Châu để thực hiện các mục tiêu, định hướng về phát triển KH&CN trên địa bàn giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 và các nhiệm vụ chủ yếu theo tinh thần Nghị quyết. Trên cở sở nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 06-NQ/TU, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan cụ thể hóa các nội dung về KH&CN phục vụ vào phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.












Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến
Huyện đã triển khai xây dựng các mô hình đạt hiệu quả cao, điển hình là một số mô hình như, Mô hình trồng cây rễ hương hiện đã nhân rộng lên tới 80ha trên toàn huyện; Mô hình thâm canh cây keo lai nguyên liệu giấy ở xã Châu Hạnh hiện tại là hơn 18.000ha; Mô hình thâm canh cây Lùng tại xã Châu Thắng quy mô 1,5ha; Mô hình chăn nuôi Gà thịt an toàn sinh học tại xã Châu Hạnh, Châu Hội và Châu Bình; Mô hình nuôi cá lồng bằng lưới cải tiến trên sông hồ, đập lớn tại xã Châu Tiến, Châu Thắng, Châu Bính, Châu Hạnh; Mô hình trồng cây có múi (Bưởi Quang Tiến, Bưởi đỏ Hòa Bình…); Mô hình hỗ trợ đầu tư máy móc, cải tiến mẫu mã trong sản phẩm Hương trầm; Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu; Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VIETGAP tại xã Châu Tiến, Châu Bính; Mô hình trồng cây gỗ lớn; Mô hình Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT xây dựng chính quyền điện tử tại cơ quan UBND huyện và các xã, Thị trấn… Đồng thời, triển khai đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính: hàng năm giao các phòng, ban, ngành chuyên môn đề xuất các mô hình phát triển kinh tế tiềm năng để bố trí ngân sách hỗ trợ triển khai. Có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào sản xuất: hỗ trợ một phần kinh phí cho các đơn vị ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào các lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, chỉ đạo triển khai các định hướng nhiệm vụ KH&CN chủ yếu: Ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, giống mới giá trị cao vào sản xuất…














Kết quả, các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế, xã hội đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giai đoạn 2016-2020, UBND đã tổ chức được trên 20 cuộc hội nghị, hội thảo về các giải pháp thực hiện kế hoạch hoạt động KH&CN hàng năm; ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và quản lý nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH trên địa bàn. Đã nghiên cứu và lựa chọn các dự án đặt hàng cấp tỉnh, năm 2018 được phê duyệt Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống quy mô 500m2, công suất 20.000 cây/năm và trồng thử nghiệm cây Gáo vàng quy mô 5ha” và “Xây dựng mô hình trồng Bưởi đỏ Hòa Bình sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt”; Năm 2019 được phê duyệt dự án: Xây dựng mô hình sản xuất gỗ lớn trên địa bàn huyện Quỳ Châu. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo tại Bản Hoa Tiến, Xã Châu Tiến; Năm 2020 được phê duyệt dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm bò 3B (Blanc Blue Belge) trên địa bàn huyện Quỳ Châu. Xây dựng mô hình trồng cây Sachi, quy mô trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tại Bản Lầu 2, xã Châu Bình. Đồng thời, tiếp tục tiến hành nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cho hiệu quả theo lợi thế đặc trưng của huyện Quỳ Châu như: Mô hình trồng cây rễ hương; mô hình giống lúa chất lượng cao; Mô hình trồng keo lai giống mới; Mô hình kinh doanh tổng hợp phát triển rừng bền vững; Các mô hình chăn nuôi (Nuôi lợn thịt hướng nạc ĐBVSMT; nuôi Vịt bầu ATSH; nuôi gà ATSH; nuôi Nhím...); Các mô hình thủy sản (Nuôi cá lồng trên sông và ương giống cá cấp 2)...
Hoạt động đổi mới công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ và bảo tồn, phát triển quỹ gen, đã ứng dụng công nghệ trong xây dựng Chương trình khí sinh học Bioga, xử lý môi trường, sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường; Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, bảo quản, thị trường và thương hiệu thay vì tập trung vào khâu sản xuất riêng lẻ; Khuyến khích các tập thể, cá nhân phát huy khả năng sáng tạo thông qua đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. Đồng thời, thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể Hương Trầm Quỳ Châu; Xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và vai trò của KH&CN luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm và chỉ đạo các ngành tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung và tinh thần của Nghị quyết đến toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức khác nhau và thông qua các kênh thông tin ở cơ sở, đặc biệt là việc áp dụng sản phẩm KH&CN vào thực nghiệm thực tiễn.
Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH&CN, UBND huyện đã thành lập Hội đồng KHCN với 11 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng KH&CN huyện là đồng chí lãnh đạo UBND huyện phụ trách KH&CN, các thành viên là trưởng các phòng, thủ trưởng các đơn vị liên quan; cán bộ chuyên trách là thư ký hội đồng; khi có sự thay đổi các thành viên đều được kiện toàn, bổ sung kịp thời. Hội đồng hoạt động theo quy định tại Quyết định số 5059/QĐ.UBND ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng KH&CN tỉnh Nghệ An, Hội đồng KH&CN các huyện, thành phố Vinh và thị xã”. Theo đó, lựa chọn, xác định nhiệm vụ KH&CN theo hướng tập trung giải quyết các nhiệm vụ trọng điểm, thiết thực, có tính ứng dụng cao, phù hợp với tình hình thực tiễn mang lại hiêu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện;  Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các dự án, mô hình đã thành công; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được nâng cao thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra (đặc biệt vào các dịp lễ tết). Phối hợp với các ngành chức năng liên quan tăng cường kiểm tra thị trường; kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra các mặt hàng kinh doanh có điều kiện: xăng, dầu, gas, mũ bảo hiểm...
Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH. Trong đó, thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản của cấp trên như: Nghị quyết 20 - NQ/TW ngày 31/10/2012 về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 14/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020 có định hướng đến năm 2025…; Tập trung nguồn lực ưu tiên thực hiện thành công các dự án trọng điểm trên cơ sở Đề án số 06-ĐA/HU ngày 24/11/2020 của Huyện ủy Quỳ Châu về phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực huyện Quỳ Châu giai đoạn 2021-2025;  Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 06/11/2020 của UBND huyện Quỳ Châu về việc phê duyệt Nhiệm vụ “KH&CN huyện Quỳ Châu giai đoạn 2021-2025”; Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư nguồn lực để thực hiện, hoặc đăng ký đặt hàng các dự án, đề án KH&CN nhằm mang lại hiệu quả cao cho địa phương; Chủ trì, phối hợp với các ngành của tỉnh hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm đặc sản, đặc trưng truyền thống của huyện (thổ cẩm, măng muối, thịt chua, thịt bò giàng, Trà Hoa Vàng,...). Tập trung nghiên cứu về giống (phục tráng, chọn tạo,…), nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ xử lý và bảo quản sau thu hoạch; Lồng ghép các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; khuyến công; khuyến nông để đầu tư thực hiện các mô hình, dự án thiết thực, hiệu quả; Tập trung ứng dụng phát triển thương mại điện tử, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, công nghệ cao trong lĩnh vực y tế.
Hải Yến

 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1437
  • Hôm nay71,510
  • Tháng hiện tại991,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây