Sản phẩm nước mắn của làng nghề chế biến Hải Giang 1- đưa sản phẩm truyền thống ra thị trường

Thứ ba - 15/06/2021 21:13 0
Cửa Lò được biết tới không chỉ là đô thị biển thu hút khách du lịch đến tắm biển nghĩ dưỡng mà còn được biết đến với các đặc sản có tiếng từ biển như cá thu, nước mắn, tôm nõn… Một trong số đó có  sản phẩm nước mắn của làng nghề Chế biến Hải Giang I thuộc phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Đây là địa phương có nghề chế biến nước nắm và các sản phẩm dạng mắm truyền thống lâu đời. 
Hiện nay làng có 84 hộ sản xuất và chế biến nước mắm. Bình quân mỗi năm chế biến khoảng 800.000 lít nước mắm cung cấp ra thị trường chủ yếu là phía Bắc, phần còn lại là bán nhỏ lẻ cho khách du lịch khi về tham quan tắm biển tại Cửa Lò.
Sản phẩm nước mắm truyền thống của làng nghề Hải Giang 1 được chế biến theo công thức truyền thống của cha ông để lại từ 2 nguyên liệu chính là cá và muối. Cả 2 loại nguyên liệu này đề được cung cấp ngay tại tỉnh Nghệ An. Cá gồm cá trọng, cá cơm được đánh bắt ở Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu... cá ngon, béo, đặc biệt phải đảm bảo tươi, chưa qua ướp đá.

Muối dùng để muối cá phải là từ huyện Quỳnh Lưu, là vựa muối lớn và ngon nhất các tỉnh miền Bắc. Muối cũng được sản xuất theo phương pháp phơi cát truyền thống. Muối cũng không dùng ngay mà được cất qua năm để đảm bảo khô không còn tạp chất.
Theo các chị các mẹ ở đây, trong làng, từng nhà có những bí quyết riêng trong việc muối cá, làm thính để làm sao cho ra sản phẩm vừa đặm đà, đảm bảo độ đạm, màu sắc tươi sáng và bảo quản được lâu mà không bị chuyển mùi, chuyển vị… Tuy nhiên, có 1 công thức chung của cả làng đó là: Cá rửa sạch, ướp muối rồi cho vào thùng. Nước mắm rỉ ra, cho vào bể, rồi bơm lên thùng trở lại. Cứ liên tục như thế trong vòng 14 - 15 tháng, đến khi nước mắm trong, sánh, thơm là đạt yêu cầu.
Từ xa xưa, người dân trong vùng đã tin dùng sản phẩm của làng nghề. Thời gian gần đây, khi phố biển Cửa Lò phát triển, thu hút lượng lớn khách du lịch, làng nghề lại sản xuất để phục vụ du khách mà về thưởng thức và làm quà. Đặc biệt, thời điểm hiện nay, sản phẩm của làng nghề đã trở thành sản phẩm hàng hóa, được đưa vào các siêu thị, các của hàng tạp hóa trên toàn quốc và được người tiêu dùng tin dùng.
Ông Hoàng Đức Thương vị đại tá quân đội nghỉ hưu nay là Trưởng ban quản lý làng nghề Hải Giang I chia sẻ: Bà con trong làng nghề là những người yêu nghề, tâm huyết với nghề, trân trọng nghề truyền thống cha ông để lại. Luôn giữ đạo đức, lương tâm, đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu trong chế biến nước mắm. Bà con nhân dân Hải Giang 1 đang ước ao một ngày không xa, nước mắm cổ truyền của quê hương sẽ có mặt trên khắp các gian hàng trên các siêu thị lớn, nhỏ trong nước.

                                                                         
Bước đầu bước vào thị trường hàng hóa, để cạnh tranh với các sản phẩm nước mắn truyền thống khác trên thị trường đồi hỏi người dân ở làng nghề không chỉ sản xuất nước mắn theo phương thức truyền thống mà còn phải khồn ngừng cập nhật các phương pháp sản xuất mới để sản phẩm làm ra không chỉ đảm bảo chất lượng, ngon, đạp mà cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức nhãn mác phải đúng yêu cầu và bắt mắt./.
Hồng Anh

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1704
  • Hôm nay100,139
  • Tháng hiện tại858,841
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây