Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An

Thứ tư - 27/10/2021 20:54 0
Có thể nói trong suốt thời gian qua, KH&CN đã tập trung được trí tuệ của các tổ chức, đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoại tỉnh tham gia tư vấn và chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Đã huy động các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống cho đồng bào miền Tây Nghệ An. Trong đó cần phải kể đến là những thành quả nhờ ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp.
 KH&CN đóng góp đáng kể trong hỗ trợ, thúc đẩy phát triển một số sản phẩm hàng hóa như chè, lúa, ngô, gà, sữa, trâu, bò; giống thủy sản và các sản phẩm tôm, cá rô phi, cá lóc, các diêu hồng, vược, ngao, cua. Tạo một số mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả thông qua đưa giống mới, sản phẩm mới vào sản xuất; đưa kỹ thuật mới trong tưới, bảo vệ thực vật, phân bón; tạo công thức mới trong nông nghiệp như chuyển đổi cơ cấu, mùa vụ và được nhân rộng trong sản xuất.
Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, giai đoạn từ 2016 đến nay tại vùng DTTS&MN đã và đang triển khai 06 dự án với tổng số kinh phí là 27.000 triệu đồng. Trong đó: có 02 dự án đã kết thúc và 04 dự án đang triển khai; Như Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất lúa Japonica J02 trên địa bàn các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An”. Thông qua dự án Công ty TNHH MTV Lê Thắng đã làm chủ được 04 quy trình (1- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa Japonica (J02) nguyên chủng; 2- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa Japonica J02 xác nhận; 3- Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa chất lượng Japonica J02; 4- Quy trình kỹ thuật thu hoạch và chế biến gạo Japonica J02 thương phẩm đạt chất lượng cao); đào tạo được 10 kỹ thuật viên và 300 lượt người dân về kỹ thuật thâm canh lúa J02; tổ chức sản xuất giống lúa nguyên chủng quy mô 10 ha, năng suất 5,2 tấn/ha, sản lượng 52 tấn (vượt 12 tấn hạt giống nguyên chủng); tổ chức sản xuất giống lúa xác nhận quy mô 75 ha, sản lượng 279 tấn (vượt 79 tấn hạt giống Xác nhận); tổ chức sản xuất lúa thương phẩm quy mô 300 ha, sản lượng 1.786 tấn. Các mô hình này đều là mô hình liên kết với người dân để sản xuất.
Thông qua tổ chức triển khai các dự án thuộc Chương trình nông thôn và miền núi đã đào tạo nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho cán bộ quản lý, kỹ thuật viên cơ sở, nông dân vùng DTTS&MN.


https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/w607/Uploaded/2021/nkdkswkqoc/201606/original/images1573072_images1168760_dsc01699__1_.jpg
Dự án” Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất lúa Japonica J02 trên địa bàn các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An” đẹm lại hiệu quả cao tại các huyện miền núi Nghệ An
Trong giai đoạn 2016-2020 Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ  trung ương chỉ hỗ trợ thực hiện một dự án đó là Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chanh leo Quế Phong, tỉnh Nghệ An” với tổng kinh phí… Đến nay đã tạo lập được nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chanh leo Quế Phong và giao cho huyện Quế Phong quản lý nhãn hiệu nay. Tuy nhiên hiện nay do dịch hại trên cây Chanh leo rất nghiêm trọng không cho sản phẩm quả chanh leo nên nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm canh leo Quế Phong chưa phát huy tác dụng. 
Đặc biệt trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp đã ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật: kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả và mía; thâm canh lúa nước sử dụng phân viên nén dúi sâu; luân canh, xen canh bắt buộc đối với canh tác mía, sắn làm tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích và cải tạo đất; quy trình bón phâm hợp lý cho cây chè trên nền tảng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; xử lý tồn dư thuốc BVTV bằng CPSH Biogreen, quy trình sản xuất giống và trồng một số dược liệu, thiết bị lọc nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình; Hoàn thiện quy trình sản xuất thử nghiệm các giống lan mokara cắt cành; Nghiên cứu sâu bệnh hại cây chanh leo; Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và thâm canh Gấc, cà chua trái vụ, ....

https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw607/Uploaded/2021/nkydekxlxk/2018_06_19/bna_cay_chanh_leo_tren_vung_dat_tri_le_que_phong_anh_dao_tuan9538247_1962018.jpg
Chanh leo ở xã Tri Lễ - Quế Phong đem lại thu nhập khá cao cho người dân

Đã tập trung nghiên cứu theo chuỗi sản phẩm như trà hoa vàng, chanh leo, lúa japonica, cam, chè, trám đen, lạc, rau hữu cơ, nhiều mô hình kinh tế được phát triển có hiệu quả (mô hình trồng, sản xuất mía nguyên liệu, thâm canh đạt năng suất cao từ 100-120 tấn/ha, mô hình trồng và chế biến dược liệu của Công ty CP Dược liệu Pù Mát, Công ty cổ phần dược liệu Mường Lống…); hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một số khâu (xác định giới tính giai đoạn phôi giống; chuẩn đoán bệnh) trong chăn nuôi (Bò sữa của Công ty CP thực phẩm sữa TH; Vinamilk; mô hình trồng, khai thác và chế biến dược liệu...)
Ứng dụng các thành tựu công tắc giống nhằm tuyển chọn, nhân nhanh và thâm canh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: Lúa thuần, ngô, lạc, đậu, sắn, chè, mía, chanh leo, lúa Japonica J02, lợn VCN 08, vịt trời, ... Một số mô hình ứng dụng công nghệ sinh học đã thành công và đang lan tỏa ra toàn tỉnh (Mô hình sản xuất giống và trồng Nấm ở Tân Kỳ; ứng dụng công nghệ vi sinh chế biến thức ăn cho trâu, bò, lợn từ cây ngô, lá sắn ở Thanh Chương, Anh Sơn; mô hình sản xuất chế phẩm Compost Marker, chế phẩm BOEM trong sản xuất phân bón; đệm lót sinh học trong chăn nuôi; chế phẩm Biogreen để xử lý tồn dư hóa chất trên đất trồng rau đã được UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ...)
Hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc để nâng cao thương hiệu và giá trị hàng hóa (Thương hiệu Cam Vinh, nhãn hiệu tập thể Chè Nghệ An, …). Đến nay, việc dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc được mở rộng cho trên 70 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như: các loại rau, củ, quả của tập đoàn TH; các sản phẩm nông sản sạch Phủ Quỳ của Hợp tác xã Việt Xanh (huyện Nghĩa Đàn); gà Thanh Chương, dê Tân Kỳ... đã góp phần tăng thêm chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao ý thức của nhà sản xuất về chất lượng của sản phẩm, đồng thời bảo vệ uy tín, phát triển thương hiệu nông sản Nghệ An.
Các tiến bộ KH&CN ứng dụng trong lĩnh vực thủy sản đã góp phần đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến thuỷ sản như: Mô hình nuôi cá theo công nghệ sông trong ao; mô hình nuôi cá trong lồng trên các thủy vực lớn, từ 1-2 mô hình năm 2012 đến nay đã nhân rộng lên trên 500 lồng  ...
Nhằm phát triển sản phẩm đặc hữu, vùng miền thì tại Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 4/4/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tính đến 2030 đã đề cấp chương trình phát triển 100 sản phẩm. Trên cơ sở đó, Sở đã hướng dẫn, làm việc với các huyện xác định; đăng ký sản phẩm đặc trưng địa phương để có tác động khoa học theo nhiều cấp độ khác nhau như đầu tư một mô hình nhỏ với kinh phí trên dưới 100 triệu hoặc thực hiện bằng một hoặc một số đề tài, dự án khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm được thương mại hóa trên thị trường. Đến nay đã có 159 sản phẩm truyền thống và đặc sản địa phương (84 sản phẩm chế biến và 75 sản phẩm cây trồng, vật nuôi) được tác động về khoa học công nghệ. Điển hình như: huyện Quế Phong có sản phẩm gạo Japonica; huyện Quy Châu có sản phẩm hương trầm Quỳ Châu; huyện Kỳ Sơn có sản phẩm gừng Kỳ Sơn; huyện Anh Sơn có sản phẩm chè Gay; …Trên nền tảng các sản phẩm có tác động khoa học công nghệ mà các ngành Công thương, Nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ (thông qua chính sách khuyến công khuyến nông) và tổ chức Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) mà đến năm 2020 trên địa bàn các huyện thị miền Tây Nghệ An có 26 sản phẩm công nhận sản phẩm đạt hạng 3 sao và 4 sao (chi tiết được thể hiện tại Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 20/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An)./.
Đình Lâm

 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay208,155
  • Tháng hiện tại1,136,618
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây