Thanh Chương làm tốt công tác xây dựng tổ hội nghề nghiệp, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Thứ tư - 16/06/2021 21:20 0
Thanh Chương là một trong những huyện làm tốt công tác xây dựng tổ hội nghề nghiệp, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, có nhiều tổ hội hoạt động hiệu quả và cũng là huyện đi đầu trong mọi phong trào của Hội. Hoạt động giúp hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế hộ theo chuỗi giá trị, liên kết các lĩnh vực ngành nghề.
http://langmoi.vn/wp-content/uploads/2020/08/IMG_0482-1-scaled.jpg
Xuất phát từ nhu cầu liên kết của các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh đơn lẻ cùng ngành nghề và mục tiêu, trong những năm gần đây, nhiều tổ hội nghề nghiệp ở trên địa bàn huyện Thanh Chương đã được thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng nền nông nghiệp của địa phương phát triển theo hướng chuyên canh, tập trung, hình thành những chuỗi giá trị hiệu quả.
Cho đến nay, sau thời gian phát động triển khai xây dựng tổ hội Cùng với đó, Hội cũng đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên cho các tổ hội nghề nghiệp được vay từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội, các chương trình dự án khác… nhằm giúp các thành viên trong các tổ hội nghề nghiệp được vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, họ cũng thường xuyên được tham gia vào các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, được cán bộ có chuyên môn đến tận nơi cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình về kĩ năng chăm sóc, sản xuất nghề nghiệp trên địa bàn toàn huyện, Hội Nông dân huyện Thanh Chương đã xây dựng thành công 38 tổ hội nghề nghiệp ở các xã Thanh Hà, Hạnh Lâm, Thanh Hòa, Ngọc Lâm, Thanh Dương. Hiện nay, các tổ hội được thành lập đã có những kết quả nhất định về kinh tế cũng như dịch chuyển cây trồng, chăn nuôi theo hướng mới như: Tổ hội trồng cây ăn quả; Tổ hội trồng và chế biến, tiêu thụ chè xanh; Tổ hội nuôi ong lấy mật; Tổ hội mộc dân dụng; Tổ hội trồng rau an toàn; Tổ hội liên kết trồng, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, tổ hội nghề nghiệp nông nghiệp dịch vụ … kết hợp với xây dựng khu vườn mẫu hộ nông dân trên toàn huyện.
http://langmoi.vn/wp-content/uploads/2020/08/IMG_0495-1-scaled.jpg
Hiện tại, toàn huyện Thanh Chương có hơn 47.000 hội viên, sinh hoạt tại 40 xã/thị trấn có tổ chức Hội Nông dân. Là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Nghệ An, điều kiện địa lý tổ hợp cả đồng bằng và miền núi, giao thông thuận lợi nên việc đầu tư phát triển kinh tế có những ưu thế nhất định. Cùng với quá trình đẩy mạnh hoạt động Hội, lãnh đạo huyện Hội cũng luôn chú trọng tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Nông dân và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, sớm đi vào cuộc sống.
Các tổ hội nghề nghiệp này được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản kết hợp nguyên tắc tập trung dân chủ với các tiêu chí “5 cùng”như: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi. Với mục đích đoàn kết, tập hợp các hội viên Nông dân thuộc cùng một lĩnh vực và tập hợp nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất , kiến nghị của hội viên để phản ánh lên với các cấp có thẩm quyền. Thảo luận và xây dựng kế hoạch về cách thức tổ chức hoạt động, xây dựng mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp hội viên có công ăn việc làm, thu nhập ổn định…
Bước đầu các tổ hội đã tạo sự gắn kết giữa các hội viên có chung lợi ích, có trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nói không với tư tưởng “Rau hai luống, lợn hai chuồng”, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho các thành viên”.
Để các tổ hội nghề nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo hội viên tham gia, thời gian tới, Hội Nông dân huyện Thanh Chương tiếp tục định hướng các tổ hội nghề nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa, có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ…
Việc thành lập tổ hội nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc “5 cùng” là một trong những thế mạnh để giúp các tổ hội phát triển bền vững theo thời gian. Có thể nói, tổ hội được hình thành trên cơ sở các hội viên có cùng chung mục đích phát triển một loại cây, con nhất định mà tại đó nó phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng. Vì thế, nông nghiệp trên địa bàn huyện từng bước chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, phát triển đa dạng các ngành nghề. Hội viên Nông dân đã phát triển sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như: Mô hình cây ăn quả ở Thanh Hòa; Rau sạch Thanh Lĩnh; Nuôi ong lấy mật xã Thanh Hà; Sản xuất hương tại Thanh Liên, Tổ hội nghề nghiệp trồng cây ăn quả tại xã Thanh Mỹ … Phong trào Nông dân giỏi đã phát động rộng rãi thu hút Nông dân hưởng ứng tham gia. Nhờ đó, nhiều địa phương đã xác định được thế mạnh đột phá trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
http://langmoi.vn/wp-content/uploads/2020/08/IMG_0485-scaled.jpg
Trước những lợi thế mà tổ hội nghề nghiệp mang lại, ngày 22.7.2020 Hội Nông dân huyện Thanh Chương tiếp tục thành lập 2 tổ hội nuôi ông lấy mật và tổ hội liên kết trồng, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tại xã Thanh Hà. Bước đầu thành lập, mỗi tổ hội có 15 đến 17 thành viên cùng tham gia.
Ở Thanh Hà có nhiều hộ nuôi ong từ trước nhưng sau khi được cán bộ Hội Nông dân hướng dẫn về việc gia nhập tổ hội để chia sẻ, cùng có trách nhiệm với nhau hơn trong quá trình làm ăn thì ai cũng đồng ý tham gia và việc thành lập tổ hội như thế hữu ích hơn hẳn. Tổ hội nuôi ong có 16 thành viên, hầu hết là những người đã kinh qua nhiều năm làm nghề nuôi ong nên khi vào hội sẵn sàng chia sẻ những vấn đề mà bản thân tích lũy được trong suốt thời gian qua. Gia đình ông Bổng nuôi hơn 400 đàn ong, mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí, đàn ong cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng.
Tổ hội nghề nghiệp nông nghiệp dịch vụ của xã Thanh Hà huyện Thanh Chương mới thành lập được 1 năm nhưng hoạt động của tổ đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Có nhiều mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó tiêu biểu là mô hình phục tráng tháng công giống Sâm thổ hào. Đây được coi là giống "Đại Việt đệ nhất danh Sâm", sâm Thổ hào vốn từng bị khai thác cạn kiệt trong tự nhiên.Sâm thổ hào là loại cây thân thảo sống nhiều năm, cao từ 30-50 cm, rễ củ có hình trụ có màu trắng nhạt dài từ 15- 40 cm, thân cành có thể mọc đứng cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành có hình trụ, lá mọc so le dưới gốc, có hình trái tim. Sâm thổ hào trước kia có nguồn gốc tại xã Thanh Hà. Qua thời gian những gốc sâm Thổ Hào tự nhiên bị khai thác dần cạn kiệt. Để phục hồi loại sâm quý "tiến vua", Hội nông dân huyện đã phối hợp với Sở KHCN cùng HTX Tân Hưng Thịnh tìm nguồn giống, ươm mầm, bảo tồn loài sâm của địa phương. Qua 5 tháng trồng thử nghiệm cho thấy sâm thổ hào sinh trưởng và phát triển rất tốt, cho củ to hơn ở nhiều địa phương khác. Qua quá trình trồng thử nghiệm cho thấy giống sâm thổ hào này sinh trưởng và phát triển rất tốt trên đất Thanh Hà. Củ to và sang năm tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích…
 Ngoài mô hình sâm thổ hào, trên địa bàn xã Thanh Hà huyện Thanh Chương có nhiều mô hình kinh tế khác cho thu nhập cao như mô hình trồng cây ăn quả tổng hợp, mô hình trồng cây cảnh, trồng chè công nghiệp, chăn nuôi lợn, nuôi ong…. Theo ông Lâm Văn Kha tổ trưởng hội hội nghề nghiệp xã Thanh Hà cho biết: từ khi ra đời đến nay tổ đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, tổ đã phân công thành các mũi và giao trách nhiệm cho các thành viên chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các hội viên phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tổ còn đứng ra thành lập phường để vừa giúp đỡ nhau phát triển kinh tế vừa xây dựng quỹ hội để hoạt động. Bằng phương thức cầm tay chỉ việc ngoài giúp đỡ ngày công, KHKT chúng tôi còn xây dựng phường giúp nhau phát triển kinh tế để giúp các hội viên vươn lên trong cuộc sống
 Thanh Hà là xã miền núi cao, có diện tích đất đồi núi nhiều. Trong thời gian qua mặc dù đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động những việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ của người dân vẫn chưa có chuyển biến mạnh nhưng từ khi có tổ hội nghề nghiệp ra đời, nhân dân đã thấy được hiệu quả của các mô hình kinh tế mà tổ hội xây dựng nên đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ câu cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Hiệu quả mà tổ hội nghề nghiệp mang lại đã cho thấy rõ. Thời gian tới Thanh Hà sẽ nhân rộng mô hình ra toàn xã.
 Qua quá trình triển khai thực hiện cho thấy, xây dựng tổ hội nghề nghiệp, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng  là mô hình mang lại hiệu quả rất thiết thực của tổ chức hội nông dân. Không những góp phần nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích mà còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp của địa phương  phát triển theo hướng chuyên canh, tập trung, hình thành những chuỗi giá trị hiệu quả.  Việc xây dựng tổ hội nghề nghiệp là một trong những hoạt động cụ thể hóa các Đề án phát triển kinh tế thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện khóa 31. Từ hiệu quả của các tổ hội nghề nghiệp này thời gian tới hội nông dân huyện sẽ tổ chức rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.
 Với đặc thù là huyện nông nghiệp, hi vọng rằng, bằng những cách làm, mô hình cụ thể sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người theo hướng bền vững. Thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội huyện đảng bộ khóa 31 đề ra. Sớm đưa Thanh Chương trở thành huyện khá của tỉnh.
Thái Văn Thành

 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay222,310
  • Tháng hiện tại1,853,137
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây