Tình hình nghiên cứu và sản xuất Giảo cổ lam thành sản phẩm dược liệu

Thứ hai - 11/07/2022 21:53 0
Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C.Y.Wu) là một loại cây thân leo lâu năm thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) gồm dưa chuột, bầu, bí... (Blumert và Liu, 1999). Chi Gynostemma có 21 loài thân thảo mọc bò chủ yếu ở núi ẩm, rừng rậm, ven suối (Blumert and Liu, 1999; Chen et al., 2011). Theo hình thái quả khác nhau, tất cả các loài đều được chia thành 2 chi phụ: trong đó Chi phụ (Gynostemma) với quả mọng và chị phụ (Triostellum) với quả có vỏ. Các loài thuộc chi phụ Gynostemma phân bố rộng rãi ở Đông Á, đặc biệt là ở vùng cận nhiệt đới Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar và Ấn Độ, trong khi các loài thuộc chị phụ Triostellum là loài đặc hữu ở miền nam Trung Quốc (Chen, 1995).
Trong Đông Y, giảo cổ lam là một loại thảo dược có tính linh hoạt rất cao và được nghiên cứu rộng rãi (Naumovski et al., 2005). Tại Việt Nam, giảo cổ lam còn được gọi là cây trường sinh, cỏ thần kỳ hay cỏ trường thọ. Ở Trung Quốc nó được gọi là Jiaogulan, Qi Ye Dan và Penta... (Guo and Wang, 1993). Ở Nhật Bản, thảo dược này là được gọi là “phúc ẩm thảo” và đã được các nhà khoa học Nhật Bản công nhận đây là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho con người. Các kết quả nghiên cứu gần đây khẳng định, giảo cổ làm Việt Nam cũng có chất lượng không thua kém gì giảo cổ Lam ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Sản phảm trà Giảo cổ Lam của Công ty Cp Dược liệu Pù Mát (Con Cuông - Nghệ An)
Cho đến nay, các nhà khoa học đã liệt kê được 21 loài thuộc chi Gynostemma, chủ yếu mọc ở Tây Nam Trung Quốc (phía Nam tỉnh Thiểm Tây và các khu vực phía Nam sông Dương Tử). Loài G. pubescens là loài phổ biến nhất và phân tán khắp Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Lào, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (Blumert and Liu, 1999). Loài G. pubescens thường mọc tự nhiên ở rừng núi, thung lũng, bụi rậm, dọc theo các con suối, ven đường, nơi râm mát, ẩm ướt ở độ cao từ 300 - 3.200 m so với mực nước biển (China Pharmaceutical University, 1996). Ở Việt Nam, giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai.
Về đặc điểm thực vật học và hình thái, cây giảo cổ lam là loại cây thân thảo có thân mảnh. Cây leo nhờ tua cuốn mọc ở nách lá. Lá kép có cuống dài 3 – 4 cm, phiến lá mỏng, mềm sắp xếp như các ngón trên bàn tay, mang 3–9 lá chét (thường là 5–7 lá chét). Các lá chét có cuống ngắn, phiến hình xoan, thuôn nhọn 2 đầu, mép lá có răng cưa, dài 3 – 9 cm, rộng 1,5 – 3,0 cm, màu xanh lục đậm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt lưới phiến lá, phiến lá mỏng. Giảo cổ làm có đực và hoa cái trên các cây riêng biệt (Wang et al., 2004). Cụm hoa hình chùy, thòng. Hoa nhỏ với ống bao hoa rất ngắn có 5 cánh màu trắng, hình sao. Quả tròn, nhỏ 5-9mm, khi chín màu đen, khô. Trong mỗi quả có 2 hạt, đường kính khoảng 4 mm, hạt có màu nâu xám hoặc nâu trầm. Các đỉnh của hạt là hình tù và đáy là hình trái tim. Cây giảo cổ lam ở phía Bắc bán cầu thường ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11, đậu quả từ tháng 4 đến tháng 12 (Blumert and Liu, 1999).

Cây giảo cổ lam 5 lá

Các điều kiện tối ưu để cây giảo cổ làm sinh trưởng và phát triển, bao gồm: Đất có tầng canh tác sâu hơn 30 cm, pH đất trong khoảng 5,5–8,0 và độ pH đất tối ưu là 6,5–7,0. Đất giàu mùn, đạm, lân, có khả năng thoát nước tốt như đất thịt pha cát... là môi trường lý tưởng để giảo cổ lam sinh trường và phát triển. Cây giảo cô lam có thể sống trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 41,50C, tuy nhiên nhiệt độ không khí thích hợp nhất là từ 15 đến 300C. (Wang et al., 1996); Guo and Wang, 1993). Yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của giảo cổ lam (Huang et al., 2004). Cây giảo cổ lam ưa bóng râm, có thể sinh trưởng trong khoảng chiếu sáng tương đối 40–80% và tối ưu với độ chiếu sáng 65–75%. Trong điều kiện này, sản lượng là cao nhất, khả năng ra quả được tăng lên và tổng số hàm lượng saponin là cao nhất (Guo and Wang, 1993; Wang et al, 1996). Gió được xem là tác nhân quan trọng nhất gây thiệt hại cho cây giảo cổ lam vì gió làm cho cây bị biến dạng và tách ra khỏi giàn khi leo, làm cho cây quấn vào nhau gây giảm quá trình sinh trưởng. Sự bổ sung các loại phân bón hóa học như đạm – lâm – kali (bón 2–3 lần) sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh mẽ hơn. Các loài động vật gây hại như kiến và ốc sên có thể được kiểm soát bằng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có sẵn trên thị trường. Giảo cổ lam có thể được thu hoạch khi cây đạt chiều dài 2 - 3 m. Ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, loại thảo cây này được thu hái 4 – 5 lần/ năm. Với điều kiện phát triển tối ưu, cứ 20-30 ngày có thể cho một lần thu hoạch. Ở những mô hình sinh trưởng tốt, mỗi ha có thể thu được 4.000-5.000 kg khô dược liệu giảo cổ lam (Guo and Wang, 1993).
Tại Nghệ An, sản phẩm Trà túi lọc Giảo cổ lam được Công ty CP Dược liệu Mù Mát nghiên cứu và phát triển, năm 2020 được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao./.
Xuân Diện
Công ty CP Dược liệu Pù Mát

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1797
  • Hôm nay101,376
  • Tháng hiện tại1,561,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây