Tình hình nuôi tôm 6 tháng đầu năm 2022 tại Nghệ An

Thứ tư - 29/06/2022 23:08 0
Tại Nghệ An, nghề nuôi tôm đã được người dân vùng ven biển triển khai từ rất lâu và trở thành nguồn thu nhập ổn định bền vững. Những năm gần đây, nhiều công nghệ nuôi tôm mới được áp dụng và cho hiệu quả tích cực. Mới đây, trong báo cáo hoạt động nuôi tôm 6 tháng đầu năm 2022 cũng đã chỉ rõ.
Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 18 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm (trong đó, có 10 cơ sở ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng). Đến hết tháng 5, số lượng sản xuất, ương dưỡng tôm giống đạt 1.200 triệu con bằng 104% so cùng kỳ năm 2021 (trong đó, tôm thẻ chân trắng đạt 1 tỷ 016 triệu post, tôm sú đạt 184 triệu post). Sản xuất giống có những biến chuyển phát triển tốt, từ quy trình sản xuất, đến tăng mạnh cả về số lượng và chủng loại, chất lượng kiểm soát chặt chẽ. Cơ sỡ hạ tầng sản xuất giống không ngừng mở rộng, nâng cấp công suất. 




Tuy nhiên nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Công tác ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng, ngày càng được các hộ nuôi tôm quan tâm và đạt được những kết quả tốt. Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới như công nghệ sinh học, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn…kết hợp với đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các vùng nuôi và từng cơ sở nuôi (Xây dựng hệ thống nhà kín, lồng nổi có mái che nhằm ổn định nhiệt, hạn chế sự lây lan mầm bệnh và những tác động khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng tôm nuôi..) đã làm cho năng suất và hiệu quả nuôi tôm tăng cao hơn nhiều lần so với nuôi tôm truyền thống trong ao (10 – 15 tấn/ha).
Về nuôi tôm thương phẩm đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, tính đến hết tháng 5, diện tích thả nuôi là 1.255ha( bằng 100,24% so cùng kỳ năm 2021). Trong đó, 591 ha thả trước lịch thời vụ và 664 ha thả đúng khung lịch thời vụ. Hoạt động nuôi tôm diễn ra tại 5 huyện/thị gồm thị xã Hoàng Mai và các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh - những nơi thuận lợi về nguồn nước mặn lợ. Đối tượng nuôi là các loài tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) và tôm sú (P.monodon). số lượng tôm giống thả nuôi trên địa bàn ước tính khoảng 1 tỷ post và được lấy chủ yếu từ các công ty đã có uy tín, thương hiệu trên địa bàn như Công ty CP, Việt Úc, Thông Thuận, Hải Tuấn,…(Trong đó, con giống đưa về từ ngoại tỉnh thả nuôi là 450 triệu Post, con giống lấy từ các cơ sở trong tỉnh thả nuôi 550 triệu Post)
Có 2 hình thức nuôi hiện nay là nuôi ao (bạt/đất/bê tông) và nuôi bể/lồng nổi. Trong đó, nuôi ao có diện tích 1.075 ha , nuôi bể/lồng nổi 180 ha. Công nghệ nuôi: các hộ đầu tư theo loại hình nuôi trong bể lồng/nổi chủ yêu áp dụng theo quy trình nhiều giai đoạn, áp dụng công nghệ sinh học; còn các hộ nuôi trong ao thì áp dụng cả theo quy trình nuôi 01 giai đoạn và quy trình nuôi nhiều giai đoạn, hầu hết đã áp dụng các sản phẩm từ công nghệ về sinh học để nuôi tôm.
Sản lượng thu hoạch tôm tính đến hết tháng 5/2022 đạt 1.204 tấn (100,3% so cùng kỳ năm 2021) chủ yếu là từ các diện tích nuôi tôm vụ Đông chuyển sang, các diện tích thả trước lịch mùa vụ và một ít số diện tích tôm bị bệnh.
5tháng đầu năm, bệnh trên tôm xuất hiện sớm tại nhiều vùng nuôi như vùng nuôi tôm huyện Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Diễn Châu. Có 28,87 ha tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, 1,72 ha bệnh không xác định nguyên nhân.
Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng cuối năm 2022, bên cạnh những thuận lợi như sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, chính sách của tỉnh thì người nuôi tôm vẫn còn phải đối mặt những khó khăn, thách thức: Như thời tiết bất thường, tiềm ẩn rũi ro, nguy cơ phát sinh dịch bệnh, giá cả vật tư đầu vào vẫn có khả năng gia tăng ảnh hưởng đến mọi mặt trong quá trình sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm.


Ông Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu: Đối với chi cục Chăn nuôi Thú y chủ động tổ chức giám sát, lấy mẫu bệnh để phát hiện sớm ổ dịch, cảnh báo kịp thời cho người nuôi thủy sản và tổ chức các biện  pháp xử lý, phòng chống dịch. Tăng cường kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát. Đối với Trung tâm Khuyến nông: Tập trung nâng cao hiệu quả chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm. Rà soát, giới thiệu cho người dân các mô hình nuôi có giá trị kinh tế cao và phù hợp với địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao KHKT đối với nuôi tôm thương phẩm. Các địa phương, triển khai các đề án, chương trình phát triển thủy sản đã được phê duyệt; quản lý hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Chỉ đạo người dân thực hiện sản xuất đúng mùa vụ, tuân thủ quy trình nuôi và các quy định của nhà nước. Tổ chức ra quân làm thủy lợi nạo vét hệ thống kênh cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường vùng nuôi các vùng nuôi tôm mặn, lợ./.
Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Công tác ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng, ngày càng quan tâm và đạt được những kết quả tốt. Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới như công nghệ sinh học, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn,.. kết hợp với đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở cả vùng nuôi và từng cơ sở nuôi (xây dựng hệ thống nhà kín, lồng nổi có mái che nhằm ổn định nhiệt, hạn chế sự lây lan mầm bệnh và những tác động khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng tôm nuôi,...) đã làm cho năng suất và hiệu quả nuôi tôm tăng cao hơn nhiều lần so với nuôi tôm truyền thống trong ao (10-15 tấn/ha).  Bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ở giai đoạn sớm và lây lan nhanh trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và tâm lý của bà con nuôi tôm trong giai đoạn 5 tháng đầu năm./.
Xuân Trung
Sở NN&PTNT

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập363
  • Hôm nay13,207
  • Tháng hiện tại607,301
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây