Ứng d ụng ti ến b ộ khoa học kỹ thuật và công nghệ xây dựng mô hình phục hồi và phát triển giống xoài b ản địa Tương Dương

Thứ năm - 23/06/2022 23:23 0
Xoài Tương Dương là cây trồng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời có phẩm chất thơm ngon, trở thành đặc sản, thương hiệu riêng vùng miền của huyện, giá bán cao hơn các loại Xoài khác, được người tiêu dùng ưa chuộng. Cây xoài bản địa Tương Dương là cây ăn quả có nguồn g ốc g ắn liền với truyền thống văn hóa và lịch sử phát triển của người dân Tương Dương, là loại cây trồng g ắn bó r ất thân thiết với người dân bản địa. Xoài bản địa Tương Dương n ổi tiếng v ới h ư ơng vị đặc trưng thơm ngọt đậm đà, quả hình bầu dục, vỏ xanh vàng, thịt quả khi chín có màu vàng đậm, giá bán cao h ơn các loại xoài khác, được người tiêu dùng ưa chuộng và đã trở thành đặc sản, thương hiệu riêng của vùng núi cao huyện Tương Dương. Tuy nhiên, người dân chưa quan tâm đầu tư phát triển Xoài Tương Dương thành sản phẩm hàng hóa, bên cạnh đó giống xoài đã trồng từ lâu bị sâu bệnh, bắt đầu bị thoái hóa nhưng chưa có giải pháp phục hồi nên năng suất vẫn còn thấp, chưa xứng với tiềm năng.
https://khuyennongnghean.com.vn/uploads/news/2021_07/image-20210707074330-1.png
Hiện nay, huyện Tương Dương có khoảng 24,2ha cây xoài bản địa. Mặc dù là sản phẩm đặc trưng của vùng, được người tiêu dùng rất ưa thích bởi hương vị đậm đà, thơm ngon đặc trưng của quả xoài Tương Dương nhưng gi ống xoài này đang gặp những khó khăn, thách thức của việc duy trì và mở rộng diện tích để loại cây trồng đặc sản bản địa này của huyện thành một vùng sản xuất hàng hóa tập trung có sản lượng lớn, hiệu quả kinh tế cao. Cây xoài được trồng tự nhiên từ những năm 1976-1982, trồng rải rác, không được chăm sóc, chủ yếu là những cây cổ thụ, một số cây đã thoái hóa, năng su ất, ch ất lượng giảm, quả nhiều xơ, sâu bệnh, nhất là bệnh thối quả, sâu đục thân, cây có tán cao khó khăn trong việc ch ăm sóc và thu hái... thời gian thu hoạch ngắn chỉ 15-20 ngày.
Từ thực tế đó thực hiện Quyết định số 2083/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt thuyết minh dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ xây dựng mô hình phục hồi và phát triển giống Xoài bản địa Tương Dương”.

Sau hơn 2 năm triển khai dự án khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phục hồi và phát triển giống Xoài bản địa Tương Dương” đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận như: Thứ nhất, tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về giống xoài bản địa Tương Dương ở các xã Tam Thái, Xá Lượng, và thị trấn Thạch Giám. Qua điều tra, diện tích Xoài hiện có khoảng 24,2 ha, tương đương 4.852 cây xoài, Xoài Tương Dương có những ưu điểm như: khả năng chịu hạn, phát triển tốt trên đất dốc, dễ trồng, dễ chăm sóc. Đây là giống cây gắn liền với giá trị văn hóa người dân bản địa vì vậy có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, các vườn xoài trên địa bàn huyện Tương Dương hiện đang trong thời kỳ kinh doanh, độ tuổi trung bình là 25 năm tuổi, vườn xoài lớn nhất 30-35 tuổi, vườn xoài nhỏ nhất 4-5 tuổi. Cây Xoài chủ yếu trồng từ hạt, cây rất cao, kỹ thuật trồng chăm sóc chủ yếu theo truyền thống và kinh nghiệm của từng hộ gia đình, không ứng dụng khoa học kỹ thuật làm cho năng suất thấp, chất lượng xoài ngày càng giảm sút, mẫu mã quả không đẹp. Đã tổ chức được 3 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật nhân giống và trồng chăm sóc cho 4 cán bộ kỹ thuật, 25 hộ nông dân tham gia mô hình. Tuyển chọn 15 cây ưu tú, trong đó chọn được 10 cây đầu dòng đã được Sở NN&PTNT công nhận tại Quyết định số 928/QĐ-SNN.QLKTKHCN. Xây dựng được vườn ươm giống quy mô 800m2, sản xuất được trung bình 3000 cây/năm giống xoài bản địa Tương Dương và vườn cây mẹ với 40 cây để lấy mắt ghép nhân giống tại hộ Ông Phạm Công Hạnh, Khối Hòa nam, thị trấn Thạch Giám. Cùng với đó, đã tiến hành ghép được hơn 3600 cây giống xoài Tương Dương phục vụ cho nhân rộng mô hình trồng xoài. Cây giống sinh trưởng phát triển khỏe, đạt tiêu chuẩn xuất vườn sau ghép 4 tháng.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ xây dựng mô hình phục hồi và phát triển giống Xoài bản địa Tương Dương”  đã được triển khai thành công và phát huy hiệu quả. Thông qua kết quả cho thấy, giống xoài bản địa Tương Dương thuộc loại quả nhỏ với khối lượng trung bình quả dao động t ừ 201,51- 246,23g/quả, đường kính quả dao động từ 6,2-6,8cm, chiều dài quả từ 8,1-9,8cm. Tuy có kích thước nhỏ nhưng tỷ lệ phần ăn được đạt cao từ 72,1-82,8%. Xoài bản địa Tương Dương có vị ngọt đậm và thơm, độ brix trong dịch quả đạt cao và dao động từ 18,5-20,4%; hàm lượng Vitamin C dao động từ 25,00 -36,43%; hàm lượng axit tổng số trong dịch quả đạt cao và có sự dao động lớn giữa các mẫu quả từ 0,34-0,67%. Từ những k ết qu ả đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã ra quyết định số 928/QĐ-SNN.QLKTKHCN cấp chứng nhận cho 10 cây xoài bản địa Tương Dương có đầy đủ các đặc tính tốt là cây đầu dòng.
Đồng thời, đã tiến hành ghép, mắt ghép năm thứ nhất được lấy từ cây ưu tú đã bình tuyển, năm thứ hai được lấy từ các cây đầu dòng được công nhận, cây gốc ghép đạt tiêu chuẩn. Qua đó cho thấy, các cây xoài trong vườn trồng thương phẩm của các hộ dân được chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật nên sinh trưởng, phát triển khá tốt, chiều cao cây, đường kính gốc tăng nhanh. Trong hai đợt năm 2020 và 2021, cây sinh trưởng tốt với trên 4 đợt lộc trong năm. Các cây trồng trong đợt 1, do trồng trước nên có các chỉ tiêu sinh trư ởng cao hơn đ ợt 2, điều này cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng. Đến thời điểm hiện tại hầu hết các cây trồng đã phân cành, hình thành tán. Vườn cây xoài thương phẩm cũng xuất hiện một số loài sâu bệnh hại phổ bi ến trên cây xoài nhưng mức độ ít, khả năng gây hại nhẹ và được phun thuốc phòng trừ kịp thời nên không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây.
Để phục hồi vườn xoài, Ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành cắt tỉa toàn bộ các cành trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt..., cắt tỉa thưa cành, tạo cho tán cây thông thoáng, cành phân b ố đ ều, ánh n ắng m ặt tr ời chi ếu xuống được phần dưới tán cây. Biện pháp cắt tỉa, cưa đốn thực chất là biện pháp loại bỏ ưu thế đỉnh để cho các chồi bên phát triển theo mong muốn của người trồng. Cắt tỉa tác động đến nhiều mặt khác nhau trong quá trình sinh trưởng của cây mà trực tiếp là sự ra lộc, ra hoa và đậu quả. Việc cắt tỉa sau thu hoạch không chỉ giúp cho tán cây thông thoáng, cành phân bố đều mà còn giúp cho đợt lộc sau đó xuất hiện đồng loạt, khả năng sinh trưởng của lộc tăng. Sau khi cắt tỉa xong, tiến hành bón phân ngay. Dựa vào số liệu điều tra năm 2017, 2018 và số liệu theo dõi năm 2019, 2020, 2021 cho thấy, sau khi có những tác động can thiệp về dinh dưỡng, kỹ thuật đã cho năng suất cao, ổn định và vượt trội hơn. Đặc biệt là năm 2021, năng suất xoài đã tăng gấp 1,4-1,8 lần so với năm 2020 ở cả 2 vườn phục hồi.
Nhằm cải tạo cây xoài bản địa Tương Dương, đã tiến hành ghép Xoài, kết quả cho thấy, cành ghép sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng tương thích cao giữa cây gốc ghép và cành ghép. Sau khi ghép 10 ngày, cành bắt đầu đâm chồi, chiều dài mắt ghép phát triển mạnh nhất là vào giai đoạn từ 15-30 ngày sau ghép, 15 ngày sau ghép chiều dài cành đ ạt 0,9cm. Sau 30 ngày, chiều dài cành đạt 5,3cm. Tỷ lệ sống của mắt ghép sau khi ghép 10 ngày là 90%, tỷ lệ sống cao nhất đạt 90% vào giai đoạn sau ghép 15 ngày. Sau đó do ảnh hưởng bất thường của thời tiết, tỷ lệ sống giảm dần, trên cành ghép bị bệnh thán thư và héo rũ, tuy đã can thiệp bằng biện pháp phun thuốc nh ưng do m ưa kéo dài nên hi ệu qu ả thu ốc mang lại chưa cao. Cây xoài được “cưa đốn” để trẻ hóa, chăm sóc, phát lộc tốt, có khả năng thích ứng cao với điều kiện thời tiết và khí hậu Tương Dương. Chồi xoài phát triển nhanh trên gốc mẹ, cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt, hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất
Kết quả của dự án đã tuyển chọn được 10 cây xoài bản địa Tương Dư ơng đầu dòng có những đặc tính vượt trội phục vụ việc phát triển nhân giống xoài. Vườn sản xuất giống cây xoài sinh trưởng tốt và đạt tỷ lệ xuất vườn từ 70-75%. Năng suất của vườn xoài phục hồi đạt cao hơn từ 4,2-4,7 lần so với năng suất 2018 và 2021 so với trước khi phục hồi. Đối với vườn xoài cải tạo cho thấy phương pháp ghép xoài bản địa Tương Dương vào gốc xoài lai, có tỷ lệ lộc cao, khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết và khí hậu Tương Dương.
Dự án phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện là bảo tồn, phát triển các loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế. Vì vậy, huyện đã tiếp tục theo dõi các mô hình phục hồi, cải tạo đã triển khai, đánh giá lại hiệu quả kinh tế để làm công tác tuyên truyền, hoàn thiện lại các quy trình kỹ thuật có xác nhận của cơ quan chuyển giao, làm tốt công tác phòng bệnh, quy hoạch vùng trồng xoài bản địa Tương Dương, mở rộng quy mô trồng mới xoài Tương Dương. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, quan tâm đến nhãn mác, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, quan tâm việc tiêu thụ và đưa sản phẩm xoài ra bên ngoài, có sự bảo hộ về pháp lý và những chỉ dẫn địa lý cụ thể để khách hàng mọi nơi có thể biết đến, tiến tới xây dựng sản phẩm xoài Tương Dương thành sản phẩm OCOP./.
 

Nguyễn Quốc Lý

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay20,909
  • Tháng hiện tại615,003
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây