Hiệu quả của các mô hình trồng cây ăn quả tại huyện Đô Lương
Đô Lương là huyện có vị trí địa lý nằm ở trung tâm cùng vùng phía Tây Nghệ An, có địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ thủy văn và nguồn nước dồi dào được phân bố rộng khắp nên rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Trong thời gian qua, nhờ sự năng động, chịu khó của người dân nơi đây, việc trồng cây ăn quả đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân tạo ra sản phẩm hàng hóa và đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường sinh thái. Từ những hiệu quả này, ngay từ đầu năm 2020, phong trào trồng cây ăn quả của bà con địa phương đã phát triển mạnh.
Tại huyện, nhiều diện tích đất vườn tạp đã và đang được triển khai mang lại hiệu quả cao. Các giống cây ăn quả được người dân lựa chọn rất phong phú và đa dạng gồm cam, táo, lê, ổi, mít, thanh long, dừa xiêm, na... Để đảm bảo nguồn giống tốt, giống cây bán tại huyện được nhập từ trường đại học nông nghiệp và các vựa cây giống ở Miền Nam.
Đối với hộ ông Nguyễn Xuân Chiến ở xã Lam Sơn trên diện tích hơn 2 ngàn mét vuông đất vườn, trước đây gia đình trồng nhiều loại cây như cây chè xanh, keo, tràm… nhưng hiệu quả kinh tế không cao, năm 2019 nhận thấy có lợi thế vườn của gia đình mình gần với hệ thống kênh thủy lợi, ông đã cải tạo vườn tạp, đầu tư máy móc cùng hệ thống tưới nước tự động để trồng cây ăn quả và các loại cây rau màu ngắn ngày khác như bí xanh, dưa. Đến nay, sau 1 năm cải tạo vườn tạp gia đình ông đã trồng được hàng trăm cây bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam, ổi, lê, thanh long và các loại rau củ ngắn ngày khác và đã cho thu hoạch quanh năm. Nhờ thực hiện tốt quy trình trồng và chăm sóc ứng dụng các phương pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, phân bón nên vườn cây ăn quả của ông phát triển tốt. Từ những kinh nghiệm lâu năm, ông cũng đã tự chế các loại thuốc để phòng sâu bệnh thay cho các loại thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho sức khỏe cũng như môi trường.
Cây bưởi Diễn tại hộ ông Nguyễn Xuân Chiến đã mang lại giá trị kinh tế cao
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ cũng là một thế mạnh đang phát triển tại địa phương do đặc điểm cây dễ trồng, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện đất đai tại đây. Tại hộ gia đình ông Tuấn ở xã Xuân Sơn đã triển khai mô hình ứng dụng công nghệ Nhật Bản xen với mô hình truyền thống với diện tích 1.3ha đã đem lại thu nhập gần 200 triệu đồng cho gia đình với sản phẩm ngon, ngọt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi gốc thanh long ruột đỏ có thể cho thu hoạch mỗi năm từ 5-7 lứa, mỗi lứa cho ra 5-7 quả với giá từ 100-150 ngàn đồng/lứa.
Mô hình thanh long ruột đỏ của hộ ông Tuấn tại xã Xuân Sơn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đô Lương đã có nhiều hộ áp dụng thành công khoa học công nghệ vào sản xuất cây ăn quả. Qua việc tập huấn kỹ thuật, Hội đã tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục cải tạo vườn tạp, nhân rộng các mô hình mới, người dân đã lựa chọn các loại cây trông thế mạnh phù hợp với điệu kiện khí hậu thổ những của địa phương như mít, ổi, bưởi, thanh long… nên các mô hình phát triển rất tốt. Điển hình như: mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Bảy xã Giang Sơn Đông; Trồng chanh không hạt ở các xã Xuân Sơn, Thuận Sơn, Bồi Sơn, Đại Sơn, mô hình vườn cây ăn quả tổng hợp tưới nước tự động của anh Chín xã Xuân Sơn…
Từ những mô hình mang lại hiệu quả cao tại huyện rất cần được nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Với sự vươn mình đổi mới phát triển của toàn huyện trong thời gian tới cùng sự chăm chỉ chịu khó của người dân, hi vọng một tương lai không xa, Đô Lương sẽ là huyện có nền kinh tế mạnh của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống của người dân và sẽ trở thành trung tâm kinh tế xã hội của miền Tây Nghệ An./.
Anh Kỳ
Tin khác
- Mô hình phối giống bò Blanc-Blue-Belgium (BBB) tại xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn
- Thành phố Vinh cần ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP
- Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung bộ và giới thiệu sản phẩm xanh khu vực HTX và làng nghề tỉnh Nghệ An năm 2020
- Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi vịt siêu trứng
- Khai mạc chợ phiên lớn nhất huyện miền núi Con Cuông
- Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất và chế biến hồng quả đảm bảo VSATTP gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị
- Nam đàn xây dựng mô hình chăn nuôi gà chọi lai thương phẩm theo quy trình VietGAP
- Con Cuông xây dựng và phát triển các sản phẩm truyền thống và đặc sản địa phương
- Các loại hình liên kết mang lại hiệu quả trên địa bàn huyện Thanh Chương
- Hệ thống dây chuyền máy sản xuất sản phẩm của nhôm
- Nghệ An hướng tới Trung tâm sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ lớn của khu vực
- Các diện tích trồng s ắn ở TX Thái Hòa bị bệnh khảm lá
- Nông dân Anh Sơn nhân rộng mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học
- Yên Thành nâng cao giá trị nông sản tiêu biểu
- Nghi Lộc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Nam Đàn xây dựng mô hình sản xuất rau, dưa lưới trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị
- Giải pháp nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình ứng dụng tiến bộ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
- Trang trại tổng hợp hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Đô Lương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
- Cây bơ Booth Nghĩa Đàn được mùa