Hội Nông dân xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi, Tổ hội nông dân nuôi ong mật
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chủ động tham gia hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển các hình thức liên kết sản xuất, hình thức kinh tế tập thể. Nhiều mô hình kinh tế liên kết, kinh tế tập thể do Hội Nông dân tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Nghề nuôi ong ở Quỳnh Lưu mang lại hiệu quả kinh tế cao
Với mục đích cùng giúp nhau phát triển, nhiều hộ dân xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác chăn nuôi, Tổ hội nuôi ong mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm và giúp các hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Với việc thành lập tổ Hội nuôi ong lấy mật sẽ là điểm tựa vững chắc, tạo động lực cho nghề nuôi ong lấy mật ở địa phương ngày càng phát triển. Ngày 6/7/2020, Hội Nông dân xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu tổ chức lễ ra mắt thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi, Tổ hội nuôi ong mật.
Tổ hợp tác chăn nuôi có 16 thành viên. Tổ hợp tác chăn nuôi thành lập nhằm nâng cao chất lượng nông sản, tăng tính liên kết trong sản xuất chăn nuôi phù hợp xu hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương. Tổ hội nông dân nuôi ong mật gồm có 5 thành viên. Tổ Hội tập hợp các hội viên nông dân thuộc cùng lĩnh vực nuôi ong lấy mật trong xã, và tổ chức các hoạt động tập huấn kỹ thuật, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tổ hợp tác chăn nuôi xã Quỳnh Tân trong ngày lễ ra mắt
Việc tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi, Tổ hội nông dân nuôi ong mật giúp nông dân chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất về kinh nghiệm, kỹ thuật. Các thành viên của các tổ thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất vị thương lái ép giá; giảm bớt khâu trung gian, tăng thu nhập. Mô hình các tổ hợp tác, tổ hội nông dân cũng là cơ sở quan trọng để từ bước vững chắc phát triển lên thành các mô hình kinh tế tập thể ở mức cao hơn như hợp tác xã…
LP (Tổng hợp
Tin khác
- Mô hình phối giống bò Blanc-Blue-Belgium (BBB) tại xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn
- Thành phố Vinh cần ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP
- Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung bộ và giới thiệu sản phẩm xanh khu vực HTX và làng nghề tỉnh Nghệ An năm 2020
- Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi vịt siêu trứng
- Khai mạc chợ phiên lớn nhất huyện miền núi Con Cuông
- Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất và chế biến hồng quả đảm bảo VSATTP gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị
- Nam đàn xây dựng mô hình chăn nuôi gà chọi lai thương phẩm theo quy trình VietGAP
- Con Cuông xây dựng và phát triển các sản phẩm truyền thống và đặc sản địa phương
- Các loại hình liên kết mang lại hiệu quả trên địa bàn huyện Thanh Chương
- Hệ thống dây chuyền máy sản xuất sản phẩm của nhôm
- Nghệ An hướng tới Trung tâm sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ lớn của khu vực
- Các diện tích trồng s ắn ở TX Thái Hòa bị bệnh khảm lá
- Nông dân Anh Sơn nhân rộng mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học
- Yên Thành nâng cao giá trị nông sản tiêu biểu
- Nghi Lộc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Nam Đàn xây dựng mô hình sản xuất rau, dưa lưới trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị
- Giải pháp nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình ứng dụng tiến bộ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
- Trang trại tổng hợp hiệu quả cao ở Quỳ Hợp
- Đô Lương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
- Cây bơ Booth Nghĩa Đàn được mùa