Đô Lương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Huyện Đô Lương đã tạo ra những đột phá mới trong cơ cấu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và cùng với đó là triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp liên kết, phát triển sản xuất quy mô lớn, hình thành một số diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo các vùng sản xuất được huyện Đô Lương thực hiện rất hiệu quả. Huyện đã quy hoạch; đẩy mạnh khuyến khích tích tụ ruộng đất, tập trung xây dựng cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quy mô lớn, hàng hóa, đồng thời triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp liên kết, phát triển sản xuất...
Mô hình trồng chanh không hạt trên diện tích 1 ha cơ cấu trồng 1.000 cây chanh mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xóm 7, xã Thuận Sơn.
Nhờ đó, trên địa bàn huyện hình thành mới một số diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao, tạo được năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Huyện xây dựng thành công 5 mô hình trồng cây trong nhà lưới và nhiều mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó: Mô hình trồng thâm canh chanh không hạt kết hợp với sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và bao tiêu sản phẩm; mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng; xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; mô hình liên kết sản xuất, gắn với bao tiêu sản phẩm; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y...
Huyện đã xây dựng thương hiệu và tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chanh không hạt xứ Lường, Thanh Long ruột đỏ Đặng Gia, dầu gội đầu thảo dược (Come-on) và tinh dầu sả tại xã Lam Sơn đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ...
Để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo các vùng sản xuất, thời gian tới, huyện Đô Lương tập trung nhân rộng các mô hình đã triển khai sản xuất có hiệu quả và xây dựng các mô hình mới. Xây dựng sản phẩm mũi nhọn để tạo ra các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; mở rộng diện tích chanh không hạt tại các vùng đất cao cưỡng (Giang Sơn, Hồng Sơn, Bài Sơn, Xuân Sơn, Thuận Sơn...). Xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà màng sản xuất bí, dưa ở các xã: Trung Sơn, Lạc Sơn, Nam Sơn, Đại Sơn...
Huyện tập trung xây dựng thương hiệu, gắn với chế biến sản phẩm và tham gia chuỗi sản phẩm OCOP để mở rộng thị trường tiêu thụ và ưu tiên xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết bao tiêu sản phẩm...
TH: Trung Kiên
Tin khác
- 4 sáng kiến mới trong cuộc chiến chống lại vi nhựa
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ
- Nghiên cứu chế tạo bộ kit chẩn đoán EBOV bằng kỹ thuật Realtime - RT – PCR
- Tạo hạt nano mang thuốc chữa ung thư từ đậu nành
- Lý do sa mạc khô cằn rất lạnh vào ban đêm
- Nghệ An hướng tới Trung tâm sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ lớn của khu vực
- Các diện tích trồng s ắn ở TX Thái Hòa bị bệnh khảm lá
- Nông dân Anh Sơn nhân rộng mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học
- Yên Thành nâng cao giá trị nông sản tiêu biểu
- Nghi Lộc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Xây dựng mô hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn, gà) sản xuất công nghiệp phân bón hữu cơ chất lượng cao tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa và lớn
- Laser thẩm mỹ giúp làm tăng hiệu quả của một số liệu pháp chống ung thư
- Covid-19 có thể gây tổn thương khứu giác vĩnh viễn
- Chế độ ăn uống nào phù hợp nhất với đường ruột của bạn?
- Mô hình phối giống bò Blanc-Blue-Belgium (BBB) tại xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn
- Thành phố Vinh cần ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP
- Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung bộ và giới thiệu sản phẩm xanh khu vực HTX và làng nghề tỉnh Nghệ An năm 2020
- Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi vịt siêu trứng
- Khai mạc chợ phiên lớn nhất huyện miền núi Con Cuông
- Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất và chế biến hồng quả đảm bảo VSATTP gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị